36phophuong.vn     
Trang chủ
Cổng Thông Tin
Tiện ích
.
.
Phố cổ online
Phố Chuyên Doanh
Đô Thị Lịch Sử
Làng truyền thống
Cuộc sống
Nét văn hóa
Di sản
Bảo tồn
Du lịch
Ẩm thực
Âm nhạc
Thời trang
Hà Nội xưa
Góc Ảnh
Trang chủ > Phố cổ online >
  Phố Hàng Điếu Phố Hàng Điếu , 36phophuong.vn
 
Phố Hàng Điếu

 Hàng Điếu là phố chạy dọc theo hướng Bắc-Nam, từ phố Hàng Gà đến phố Đường Thành. Cứ như tên gọi là ngày trước hẳn đây là dãy phố bán các loại điếu hút thuốc lào, có thể là đủ loại: điếu cày, điếu bát, điếu ống.

 

Phố Hàng Điếu thờ Thần Hoả, chuyện điếu đóm và lửa hẳn có liên quan đến nhau. Phố xá thủa ấy hay xảy ra những vụ cháy lớn; sách Vũ Trung Tuỳ Bút (cuối thế kỷ 18) có nói đến việc cấm thắp đèn ban đêm, chuyện hút thuốc lào say làm cháy nhà lan ra khắp phố. Đền Thần Hoả dựng năm Minh Mạng 19 (Mậu Tuất 1838), trong đền có treo một quả chuông lớn dùng để báo động khi xảy ra hoả hoạn.

Năm 1804 vua Gia Long cho phá thành nhà Lê xây thành mới, lúc đó cho xây tường thành phía Đông lùi vào nên một dọc đất trật ra ngoài thành, trở nên các thôn nhỏ rồi sau thành các phố Hàng Cót, Hàng Gà, Hàng Điếu. Cũng từ đây Hàng Điếu là đất thôn Yên Nội, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ) huyện Thọ Xương cũ. Tổng này vốn có hai thôn Yên Nội, một là Yên Nội Cổ Vũ tức là khu vực Hàng Da và Yên Nội Đông Thành tức khu vực Hàng Điếu, Hàng Nón. Thực ra cái tên Hàng Điếu vốn là để chỉ đoạn giữa và cuối phố - còn đoạn đầu phố, cho tới thập kỷ 40 của thế kỷ XX dân chúng vẫn quen gọi là phố Nhà Hoả (còn phố Nhà Hoả hiện nay thì gọi là ngõ Nhà Hoả) vì ở chỗ số nhà 30 là đền Nhà Hoả, thờ Hoả thần tức Ngũ hiển hoa quang đại đế, ông thần được coi là có uy lực trừ được hoả hoạn. Trong đền có tấm bia Hoả thần miếu bi ký (Bài ký miếu thần Lửa) do Vũ Tông Phan soạn năm 1841. Bài ký cho biết đền Hoả thần được lập từ năm Minh Mạng thứ 19 (1838), lúc đó quy mô sơ sài. Đến năm Thiệu Trị thứ nhất (1841) mới mở rộng quy mô như ta thấy hiện nay.

Tới đầu thế kỷ XX, các mặt hàng này ít xuất hiện tại đây. Cũng vào đầu thế kỷ XX, phố Hàng Điếu chủ yếu là làm bán các loại hàng da. Bên số lẻ từ đầu phố giáp ngõ Yên Thái đến Hàng Nón san sát  cửa hàng bán giày dép bằng da và guốc gỗ. Cùng là đồ da, Hàng Điếu khác với bên Hà Trung. Thợ bên Hà Trung làm yên ngựa, cặp sách, đồ dùng khác bằng da tây cứng; thợ da Hàng Điếu làm giày dép kiểu cổ thông thường bằng da ta, tức là da lộn, da thuộc sơ sài, dép quai ngang, giày da lợn..., sau ở Hàng Điếu người ta buôn thêm cả thứ guốc gỗ sơn, gọi là guốc Sài Gòn.

Trước  kia, đến ngày phiên chợ Hàng Da, người ngoại thành mang  da sống vào bán, da còn tươi hoặc đã phơi khô qua loa. Mấy cửa hàng giày dép mua da sống về, đem ngâm vôi trong những chiếc bể xây ở sân sau. Da thuộc sơ sài bằng phèn chua và vỏ sú rồi phơi khô, cán cho mềm. Hồi đầu thế kỷ 20, người Việt Nam còn đi dày da lộn, đóng đanh tre. Mùa hè ít việc vì ít khách mua, người làm trong cửa hàng chỉ ngồi chặt sẵn đinh bằng tre đực vót nhọn để dành đến cuối năm, nhất là gần Tết, đóng giày bán cho người đi sắm Tết. Giày da sống rất cứng, nhưng gặp nước mưa dễ bị mềm nhũn, người đi giày gặp nước phải tụt giày cắp nách lội bùn chân không.

 

Về sau người ta chuộng kiểu giày Gia Định làm bằng da thuộc kỹ bằng thuốc của người Tàu  và da láng bóng làm mũi giày; hoặc mua da của các hãng Tây nhập từ Pháp. Nghề làm da lộn và đóng giày mộc không còn nữa

Phố này còn có những cửa hiệu thuộc da của người Hoa như Đông Hòa, Mậu Xương… xen vào đó là vài hiệu thuốc đông y. Có hai hiệu bán sách kiêm xuất bản là Nhật Nam thư quán và Mai Lĩnh. Nhật Nam in các sách tiểu thuyết lịch sử một thời được hâm mộ của Nguyễn Tử Siêu như Việt-Thanh chiến sử, Hai Bà đánh giặc, Vua Bà Triệu Ẩu… Mai Lĩnh in các sách thuộc nhiều loại văn học, sử học, y học dân tộc...; các tác giả in sách ở NXB này có Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân…

Trong những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp cuối tháng 12-1946, Hàng Điếu là tuyến đầu của Liên khu I. Sau năm 1955, các nhà làm hàng da ở Hàng Điếu chuyển sang làm hàng bằng cách xẻ xăm lốp xe ô tô cũ khâu thành gầu, chậu, thùng và dép lốp, dây thun buộc hàng… Đôi ba nhà còn giữ nghề da nhưng chủ yếu là vá chữa hàng da và đóng dép xăng-đan (thời này giày ít người đi).

Từ khi đi vào kinh tế thị trường, Hàng Điếu thay đổi nhiều. Chẳng còn hàng da, hàng sách nữa mà hiện nay suốt dãy phố này đa số là  hàng chăn, đệm, quần áo. Một số nhà bán chè, bán bánh, kẹo, ô mai, bánh cốm, xu xê, mứt sen phục vụ đám cưới...Từ bán điếu chuyển sang bán giầy dép da, in sách, rồi làm dép lốp và hàng quà bánh ăn uống, đó cũng là tính thích nghi cao của ngành nghề Hà Nội.

 

 

Biên tập: 36phophuong.vn

 

 


  Bình luận của bạn
(*) Họ tên:  
(*) Email:  
(*) Tiêu đề:  
(*) Nội dung:  
Mã: 
58517

Nội dung các bình luận
 

  Các Tin khác
  + Phố Tạ Hiện Online (08/09/2022)
  + Phố Thuốc Bắc Online (08/09/2022)
  + Phố Tố Tịch Online (08/09/2022)
  + Phố Ô Quan Chưởng Online (08/09/2022)
  + Phố Phùng Hưng Online (08/09/2022)
  + Phố Trần Nhật Duật Online (08/09/2022)
  + Phố Thanh Hà Online (08/09/2022)
  + Phố Nguyễn Siêu Online (08/09/2022)
  + Phố Nguyễn Thiếp Online (08/09/2022)
  + Phố Nguyễn Văn Tố Online (08/09/2022)
 
 
Trang chủ Nội quy Liên hệ Lên đầu trang  
Cổng Thông Tin    Tiện ích    .    .    Phố cổ online    Phố Chuyên Doanh    Đô Thị Lịch Sử    Làng truyền thống    Cuộc sống    Nét văn hóa    Di sản    Bảo tồn    Du lịch    Ẩm thực    Âm nhạc    Thời trang    Hà Nội xưa    Góc Ảnh   

 Fanpage Phố cổ Hà Nội    

 
 
 

 


 PHỐ HÀNG CHUYÊN DOANH ONLINE: Dành cho các Chủ Shop VIP

 

 

 

Lên đầu trang

 

 

 

Lên đầu trang