36phophuong.vn     
Trang chủ
Cổng Thông Tin
Tiện ích
.
.
Phố cổ online
Phố Chuyên Doanh
Đô Thị Lịch Sử
Làng truyền thống
Cuộc sống
Nét văn hóa
Di sản
Bảo tồn
Du lịch
Ẩm thực
Âm nhạc
Thời trang
Hà Nội xưa
Góc Ảnh
Trang chủ > Y tế >
  Phong thủy trong quy hoạch Thủ đô: Thăng Long hay "Ẩn Long"? Phong thủy trong quy hoạch Thủ đô: Thăng Long hay "Ẩn Long"? , 36phophuong.vn
 
Phong thủy trong quy hoạch Thủ đô: Thăng Long hay "Ẩn Long"?

 Đỉnh Ba Vì là nơi tỏa khí thì chân Ba Vì không thể là nơi thụ khí. Đó là "góc chết" của vòng tròn vận khí. Đặt Trung tâm hành chính Quốc gia ở chân núi Ba Vì là ta xây một "Ẩn Long", không còn là một Thăng Long nữa.

Cách đây không lâu, ngày 15/12/2009, lần đầu tiên tại Hà Nội, Hội thảo "Tính khoa học của phong thủy trong kiến trúc và xây dựng" do Trung tâm Lý học Đông phương thuộc Trung ương Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á tổ chức đã diễn ra sôi động; thu được kết quả rất đáng ghi nhận.

Muốn hạnh phúc ấm êm

Lần đầu tiên trước đông đảo người nghe, các chuyên gia đã phân tích mối quan hệ tương tác giữa con người với thiên nhiên, nêu rõ để có một cuộc sống gia đình hạnh phúc êm ấm, thì gia chủ phải biết chọn hướng nhà, mở ngõ, trổ cửa, phải biết đón ngọn gió lành, hứng dòng nước trong...

Cũng như xây dựng một đô thị, một vùng dân cư, các nhà quy hoạch phải biết xác định các địa điểm công năng hợp với thiên nhiên, khí hậu, địa hình địa chất và thủy văn, đảm bảo cho đô thị phát triển bền vững và trường tồn. Hội thảo đã được chuẩn bị công phu, tuy chưa bàn hết mọi điều cần thiết nhất, nhưng đã giúp ta hiểu về cấu trúc phong thủy tựa Núi nhìn SôngRồng cuộn Hổ chầu, một cơ sở khoa học mà Đức Lý Thái Tổ đã viết ra trong bản Thiên Đô Chiếu 1000 năm trước.

Sau 1000 năm, Thủ đô Hà Nội đã có rất nhiều thay đổi, ảnh hưởng không nhỏ tới cấu trúc phong thủy, trong đó thay đổi lớn nhất là là dân số đã phát triển lên gấp trên 10 lần năm 1010. Đất chật người đông là một vấn nạn rất lớn khiến chúng ta phải chật vật xoay xở khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.

Thay đổi tiếp theo là hệ thống đê điều dài 1600 km đã ngăn sông Hồng đưa phù sa bồi đắp làm mầu mỡ đồng bằng Bắc Bộ sau mỗi mùa nước lên, khiến cho vựa lúa sông Hồng ngày nay trở nên nghèo kiệt, sụt lún, đáy con sông  mỗi năm một nâng cao, nên mùa mưa thì nước lũ như sắp tràn mặt đê và luôn luôn đe dọa vỡ đê, còn mùa khô thì dòng sông bị cạn kiệt, trơ đáy, nạn hạn hán đe dọa mùa màng, đời sống dân cư hàng ngày.

Phong là gió, thủy là nước. Dòng nước trong và ngọn gió lành là hai yếu tố thiên nhiên quan trọng mà con người muốn sống tốt, muốn phát triển tốt phải biết tôn trọng và gìn giữ. Đó là chưa nói đến vấn nạn lớn nhất mà cả nhân loại đang bị uy hiếp là biến đổi khí hậu sẽ đưa đến những tai họa đột ngột ngoài sự dự báo thông thường của con người như động đất, núi lửa,  sóng thần, lũ quét, mưa bụi mang khí độc hại dẫn tới hủy diệt...

Thủ đô hôm nay đã mở rộng tới 3344 km2 là một thuận lợi rất lớn và cũng đặt ra nhiều thử thách mà các nhà quy hoạch phải biết vận dụng sự hiểu biết rất tổng hợp để hoạch định bức tranh đô thị trong tương lai.http://tuanvietnam.net/assets/images/minhhoa.jpg

Thụ khí và tỏa khí

Năm 2000, Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương (1927-2003) đã hoàn thành công trình nghiên cứu đồ sộ dùng khoa học hiện đại phương Tây là Toán học và Vật lý lý thuyết, để lý giải triết học cổ Đông phương, trong đó ông đặc biệt coi trọng cơ sở Kinh dịch cổ và Lý thuyết Tập mờ của nhà toán học người Mỹ L.A.Zadeh mới xuất hiện năm 1965.

GS Hoàng Phương cũng là một tín đồ trung thành với lý thuyết tương đối của Albert Einstein. Một trong những đóng góp lớn của GS là ông đã dùng lý thuyết Y học Đông phương để "giải phẫu" một cơ thể người, khẳng định con người là một vũ trụ thu nhỏ. Trên cơ sở đó, ông lý giải một quốc gia, hay một đô thị, cũng giống như một cơ thể người. Cơ thể đó cần có một cái đầu chứa bộ não thông minh, một bộ khung xương vững vàng, các khớp xương linh hoạt, một hệ tuần hoàn lưu thông máu để nuôi mọi bộ phận trên cơ thể.

Trong suốt 700 năm của ba triều đại Lý, Trần, Lê, dân số rất ít nên Thăng Long gần như không thay đổi. Hoàng thành nhỏ hẹp ở phía Nam Hồ Tây, quân lính bảo vệ kinh thành đồn trú ở phường Nhật Chiêu phía Bắc Hồ Tây, án ngữ toàn bộ sông Hồng và ngã sông Đuống.

Nằm giữa hai bộ phận trên là "não thủy" Hồ Tây. Nơi đó cách đỉnh Ba Vì 26 km theo đường chim bay. Nếu đỉnh Ba Vì là nơi "tỏa khi", thì vùng này là nợi "thụ khí". Hồ Tây là nơi tạo nên niềm kiêu hãnh của văn hóa Thăng Long, nơi có huyệt đạo quốc gia, nơi lui tới của anh hùng hào kiệt, nơi tập trung các phường hội thủ công buôn bán.

Đặc biệt góc Tây Nam là Bến Hồng Tân (Chợ Bưởi ngày nay ) là Ngã ba Tam hợp, nơi sông Tô Lịch gặp sông Thiên Phù nối với Hồ Tây qua phường Hồ Khẩu, có thuyền buôn trong nước ngoài nước ra vào tấp nập. Các làng quanh Hồ Tây xưa đều được gọi là "phường" và sông Thiên Phù (Trời giúp) làng Bái Ân và Đình, Chùa Bái Ân (nơi Vua tôi xưa đến làm lễ tạ ơn trời đất)

Từ đầu thế kỷ 19, Kinh đô chuyển vào Huế, thành phố Hà Nội đô thị hành chính phục vụ Chính quyền bảo hộ xuất hiện. Sông Tô Lịch bị lấp, Ngã ba Tam hợp bị xóa, Trung tâm thương mại chuyển sang phía Đông Nam thành phố. Hồ Lục Thủy, nơi thủy binh tập trận thời Lê Trịnh trở thành Hồ Hoàn Kiếm, còn Hồ Tây và các phường hội quanh hồ trở thành làng xã của huyện ngoại thành Từ Liêm. Quy hoạch cũ của người Pháp có lúc vẽ Hồ Tây là một "Đại công viên", nhưng có lẽ vì thiếu ngân sách, ý tưởng đó mới chỉ dừng lại trên bản vẽ.

Từ khi Hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam dân chủ công hòa (năm 1945) cho đến nay, Hà Nội xinh đẹp khi xưa bị phá nát từng ngày. Hà Nội - "thành phố trong sông" ngày càng chật chội, tù túng. Người Hà Nội sống khép mình, không dám nghĩ, không dám làm và không sao thoát ra khỏi tâm lý tự ty, mặc cảm. Từ ngày Quốc hội thông qua nghị quyết mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, các nhà quy hoạch, các nhà chiến lược bị ngợp trước cánh cửa đã mở rộng và không ý thức được bước đi của mình phải từ đâu đến đâu?

"Ẩn Long" hay Thăng Long?

Qua bốn lần báo cáo, bản vẽ ngày càng nhiều, thuyết minh ngày càng dài, Video clip hiện lên một đô thị lõi và 5 đô thị vệ tinh lộng lẫy rực rỡ ánh đèn, ở đâu cũng thấy nhà cao tầng, ở đâu cũng có đường giao thông trên cao bay lượn như những con Rồng khổng lồ. Xem xong, đọc xong những sản phẩm đó, người có ý thức không thể không đặt ra câu hỏi:

1- Hoàng thành Hà Nội ở đâu? Hoàng thành là nơi Vua ở, là bộ mặt của đất nước, là nơi phát ra "Lệnh Trời". Ngày nay không có Vua nhưng vẫn có những người cầm đầu đất nước. Ta gọi đó là trung tâm chính trị hay trung tâm hành chính quốc gia đều được. Nhưng phải là nơi thể hiện bộ mặt của Thủ đô, nơi linh thiêng, ổn định, trường tồn. Để đảm bảo vị thế của dân tộc với bên ngoài, lòng tin của nhân dân và biểu tượng trường tồn của đất nước, Thủ đô của quốc gia nào cũng cần phải có Hoàng thành xứng đáng.

Năm 1945 đến nay, Hoàng thành ở tạm tòa nhà Phủ toàn quyền Đông Dương và các nhà phụ kế bên. Đã đến lúc dứt khoát Thủ đô ta phải có một Hoàng thành hoàn chỉnh, thể hiện rõ tư thế, bộ mặt của đất nước.

Không thể tiếp tục tình trạng trước kia ở trong phố cũ là tạm, nay đưa một phần ra Mỹ Đình cũng tạm, để tương lai rất xa sau này sẽ chui vào chân núi Ba Vì? Đỉnh Ba Vì là nơi tỏa khí thì chân Ba Vì không thể là nơi thụ khí. Đó là "góc chết" của vòng tròn vận khí, đặt Trung tâm hành chính Quốc gia ở chân núi Ba Vì là ta xây một "Ẩn Long" không còn là một Thăng Long nữa.

Theo các chuyên gia về phong thủy kiến trúc, chọn đất xây dựng Hoàng thành cần xem xét một trong 2 khả năng:

- Chọn nơi thụ khí linh thiêng nhất là Tây Hồ Tây. Hồ Tây hiện nay chỉ còn Tây Hồ Tây thuộc phường Xuân La, nhưng Hà Nội đã duyệt chỗ đó cho khu đô thị mới 210 ha gồm trung tâm thương mại, tài chính, khách sạn, biệt thư do Hàn Quốc đầu tư. Đó là nơi duy nhất còn lại của "não thủy". Bởi vậy dù ai là chủ đầu tư cũng không bao giờ được biến nơi đây thành nơi buôn bán lừa lọc để kiếm lợi. Hơn nữa, về quy hoạch không nên là bàn cờ ô vuông như đã duyệt. Đất nước sẽ thịnh hay suy chính là việc nhìn nhận cho đúng vùng đất này.

- Chọn nơi ổn định địa tầng không bị sụt lún, đảm bảo trường tồn vĩnh cửu là vùng huyện Quốc Oai, bên bờ sông Đáy. Muốn vùng này có khả năng "thụ khí" tốt, dứt khoát phải cải tạo đập Phùng và khơi lại sông Đáy để đưa được nước sông Hồng vào sông Đáy và làm mát vùng đất này.

2 -Trục Thăng Long đi từ đâu đến đâu? Theo sơ đồ PPJ đưa ra thì Trục Thăng Long đi qua Phủ Tây Hồ, tức là trên đường 21 độ Vĩ Bắc, 3' cộng trừ 30''. Nhưng báo cáo lần 4 nói nhiều tới Trục Thăng Long kéo dài đường Hoàng Quốc Việt tới chân núi Ba Vì. Trục này sẽ có giao thông bộ, giao thông ngầm, giao thông trên cao và rất nhiều nội dung phong phú khác.

Dư luận đang xôn xao muốn biết đề xuất này xuất phát từ nhu cầu nào? Lưu lượng giao thông sẽ là bao nhiêu? Trục Thăng Long nối Ba Vì với trung tâm thành phố, vậy "trung tâm" sẽ là dốc Chợ Bưởi hay còn đi tiếp đến làng Yên Thái? Phải chăng ý đề xuất trên còn quá sơ sài và khiên cưỡng, nhưng lại được dự định bắt đầu khởi công từ năm 2011.

Đề xuất này có thể sẽ biến con đường rất tốn kém này thành "con đường chết" vì sẽ không ai có nhu cầu đi 30 km từ Ba Vì đến mua một bó hoa ở Chợ Bưởi và nhìn sông Tô Lịch bị chặt cụt ở đầu đường Hoàng Quốc Việt một lát rồi quay về.

Nếu các tác giả muốn có một đề xuất hoàn chỉnh nối sông Tô Lịch, sông Nhuệ với Hồ Tây, tái tạo một ngã ba Tam hợp đô hội sầm uất như khi xưa thì phải có một phương án nghiên cứu tổng hợp và khái quát sơ bộ. Còn hiện nay, bỗng dưng chúng ta bàn đến việc năm 2011 khởi công Trục Thăng Long để nối văn hóa Thăng Long với văn hóa Xứ Đoài, nghe ra hơi hấp tấp và khập khiễng.

Dư luận cũng cho rằng nếu các tác giả đồ án muốn coi đây là một "Trục tâm linh" thì cần xem xét lại, vì "Trục tâm linh" là trục không gian được nối bằng đường đi xoáy trôn ốc và phải dịch lên hướng Bắc 1 km nữa, vì đó mới là Đại Minh Đường. Khi nói đến tâm linh, người ta kiêng một đường thẳng tắp đi đến một địa điểm giống như một mũi tên xuyên thẳng vào tim, mà cần phải tạo nên đường chéo, đường xoáy trôn ốc hoặc dùng biện pháp "yếm cảnh" (trốn) và "chướng cảnh" (che chắn)

3-Bảo tồn đô thị lõi. Đô thị lõi của Hà Nội nên hiểu gồm 2 khu vực: Khu vực bên trong vành đai 1 là khu Hà Nội cũ của người Pháp để lại và khu vực mở rộng ra tới đường vành đai 3 là khu mới hình thành 30 năm qua.

Khu vực bên trong vành đai 1 sẽ "bảo tồn" ra sao nếu Hà Nội vẫn tiếp tục cho xóa kiến trúc thấp tầng để xây dựng trung tâm thương mại và khách sạn cao tầng? Để thu hút ngày càng nhiều người đến chen chúc kinh doanh buôn bán? Để diện mạo Hà Nội không ngừng thay đổi, càng thêm tắc nghẽn giao thông, càng thêm ngột ngạt? Hơn nữa, để hiểu đúng nghĩa "bảo tồn" thì không chỉ cần bảo tồn công trình kiến trúc mà còn rất cần bảo tồn giá trị văn hóa, bảo tồn "thần thái" của Hà Nội thanh lịch.

 

Tác giả: KTS Trần Thanh Vân

 


  Bình luận của bạn
(*) Họ tên:  
(*) Email:  
(*) Tiêu đề:  
(*) Nội dung:  
Mã: 
15050

Nội dung các bình luận
 

  Các Tin khác
  + Vị thế Thăng Long Hà Nội từ góc nhìn phong thủy (23/12/2020)
  + Chuyện yểu mệnh của nhà Hồ, nhà Mạc và giả thuyết chọn sai đất định đô (2) (01/07/2011)
  + Chuyện yểu mệnh của nhà Hồ, nhà Mạc và giả thuyết chọn sai đất định đô (1) (01/07/2011)
  + Hồ Tây và tên Thăng Long (23/10/2010)
  + Phương án xây dựng nhà Quốc Hội – Qua con góc nhìn Phong thủy (23/10/2010)
  + Phong thủy cho nhà ống đô thị (23/10/2010)
 
 
Trang chủ Nội quy Liên hệ Lên đầu trang  
Cổng Thông Tin    Tiện ích    .    .    Phố cổ online    Phố Chuyên Doanh    Đô Thị Lịch Sử    Làng truyền thống    Cuộc sống    Nét văn hóa    Di sản    Bảo tồn    Du lịch    Ẩm thực    Âm nhạc    Thời trang    Hà Nội xưa    Góc Ảnh   

 Fanpage Phố cổ Hà Nội    

 
 
 

 


 PHỐ HÀNG CHUYÊN DOANH ONLINE: Dành cho các Chủ Shop VIP

 

 

 

Lên đầu trang

 

 

 

Lên đầu trang