36phophuong.vn     
Trang chủ
Cổng Thông Tin
Tiện ích
.
.
Phố cổ online
Phố Chuyên Doanh
Đô Thị Lịch Sử
Làng truyền thống
Cuộc sống
Nét văn hóa
Di sản
Bảo tồn
Du lịch
Ẩm thực
Âm nhạc
Thời trang
Hà Nội xưa
Góc Ảnh
Trang chủ > Phố cổ online >
  Phố Hàng Ngang Phố Hàng Ngang , 36phophuong.vn
 
Phố Hàng Ngang

 Phố Hàng Ngang là một phố trong khu phố cổ Hà Nội. Phố nối từ phố Hàng Đào đến phố Hàng Đường.

 

Phố Hàng Ngang xưa thuộc phường Diên Hưng, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương thành Thăng Long. Thế kỷ 18 đoạn đầu phố giáp phố Hàng Đào gọi là phố Hàng Lam, phố bán đồ tơ lụa màu xanh lam; đến thế kỷ 19 có tên là phố Việt Đông, phố những người Hoa Kiều Quảng Đông. Khu phố Hoa Kiều buôn bán sầm uất, giàu có, hai đầu phố làm hai cánh cổng để buổi tối đóng lại, đó có thể là một nguồn gốc của tên gọi Hàng Ngang.

Trước năm 1945, người Pháp xưa đặt tên cho phố Hàng Ngang là “Rue de cantonnais”, phố của những người Quảng Đông. Theo các tài liệu báo chí xưa thì người Trung Quốc vào Hà Nội buôn bán, thường là những người  cùng quê với nhau, hay tụ hội gần nhau...

Từ thời Lê do nhiều người dân Trung Quốc đến làm ăn nên có tên gọi là phố Việt Đông. Thời phong kiến, triều đình Việt Nam- Hậu Lê và Nguyễn- định ra luật cư trú cho người ngoại quốc rất nghiêm. Theo lệ cũ, người Hoa được tổ chức thành "bang", tập trung vào mấy nơi ở Hà Nội là Việt Đông (Hàng Ngang) và Hà Khẩu (Hàng Buồm), hết thời hạn phải về Tầu, nếu tình nguyện ở lại phải thay đổi y phục, phong tục  theo người Việt Nam.

Nhiều họ lớn người Minh Hương ở Hàng Ngang như họ Phan, anh em họ hàng đều là chủ hiệu tơ lụa lớn, như Phan Vạn Thanh, Phan Dụ Thành , Phan Đức Thành. Họ buôn bán tơ lụa, có người lại làm cả mại bản cho mấy công ty nhập cảng vải sợi của Pháp nên càng có thế trong nghề đó. Người Minh Hương ở đây đã đem việc cúng lễ của Tàu pha vào với việc cúng lễ của người Việt Nam, như lập hội dựng đền Tam Thánh thờ Quan Công ở Ngọc Sơn cùng với Trần Hưng Đạo trong đó. Trong Người và cảnh Hà Nội, cụ Hoàng Đạo Thúy, một nhà nghiên cứu có nhiều tác phẩm về Hà Nội, viết: “Trên Hàng Đào là Hàng Ngang. Thời Lê những người khách trú gốc Quảng Đông đến rất đông ở phố này, bán tạp hóa, chè và thuốc.

Hàng Ngang nổi tiếng với những hiệu chè Tàu: Sinh Thái, Chính Thái, Ninh Thái, Song Hỷ. Vào phố này, người ta còn thấy những cửa hiệu cao đơn hoàn tán, họ làm đại lý cho các hãng thuốc Đông Y sản xuất ở Hương Cảng, Thượng Hải, Tân Gia Ba, Chợ Lớn.

Cũng gắn với văn nghệ, Hàng Ngang còn có Điếm Vè. Theo Doãn Kế Thiện trong sách Hà Nội cũ in năm 1943 (NXB Đời Mới) thì trước đây sáu bảy chục năm ở cuối phố Hàng Ngang, cạnh cổng phường có một cái điếm, điếm là nơi dân phủ canh gác ban đêm. Không ngờ, điếm trở thành một nơi tương đương với trạm thông tin ngày nay; hễ trong phường phố có những chuyện trái với đạo đức thì một ai đó sáng tác ngay một bài vè vừa tường thuật câu chuyện vừa ngụ ý bêu riếu, bí mật đem dán ở đây. Vì vậy đương thời gọi là “điếm vè Hàng Ngang” và nhiều tay nhà giầu cùng quan lại rất sợ cái điếm này. Vì bài vè được nhanh chóng lan truyền và các ông bà hát xẩm đem trình diễn luôn ở các chợ hoặc bến tàu bến xe.

Phố Hàng Ngang ngày nay nối với Hàng Đào là khu buôn bán sầm uất đặc trưng của Hà Nội (từ quần bò, comple, veston, blouse, y phục mùa đông, mùa hè, mùa thu... ), là phố một chiều, và là phố đi bộ buổi tối các ngày Thứ sáu, Thứ bảy, Chủ nhật.

Phố này có vinh dự gắn với cách mạng hiện đại. Ngày nay, giữa phố có ngôi nhà số 48. Trước cửa gắn một tấm bảng đá nổi bật dòng chữ vàng: “Trong ngôi nhà này, tại một phòng gác nhỏ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Nguyên là ngày 19-8-1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi rực rỡ. Ngày 22 tiếp đó, tại nhà số 48 này, đồng chí Trường Chinh cùng với Thường vụ Trung ương Đảng họp bàn, ra chỉ thị cho các nơi tiếp tục giành chính quyền và bàn việc đón Bác Hồ về Hà Nội.

Phố Hàng Ngang, nơi kinh tế, văn hóa, lịch sử đan xen nhau, là một phố của kinh kỳ ngàn năm văn vật.

 

 

Biên tập: 36phophuong.vn


  Bình luận của bạn
(*) Họ tên:  
(*) Email:  
(*) Tiêu đề:  
(*) Nội dung:  
Mã: 
71745

Nội dung các bình luận
 

  Các Tin khác
  + Phố Tạ Hiện Online (08/09/2022)
  + Phố Thuốc Bắc Online (08/09/2022)
  + Phố Tố Tịch Online (08/09/2022)
  + Phố Ô Quan Chưởng Online (08/09/2022)
  + Phố Phùng Hưng Online (08/09/2022)
  + Phố Trần Nhật Duật Online (08/09/2022)
  + Phố Thanh Hà Online (08/09/2022)
  + Phố Nguyễn Siêu Online (08/09/2022)
  + Phố Nguyễn Thiếp Online (08/09/2022)
  + Phố Nguyễn Văn Tố Online (08/09/2022)
 
 
Trang chủ Nội quy Liên hệ Lên đầu trang  
Cổng Thông Tin    Tiện ích    .    .    Phố cổ online    Phố Chuyên Doanh    Đô Thị Lịch Sử    Làng truyền thống    Cuộc sống    Nét văn hóa    Di sản    Bảo tồn    Du lịch    Ẩm thực    Âm nhạc    Thời trang    Hà Nội xưa    Góc Ảnh   

 Fanpage Phố cổ Hà Nội    

 
 
 

 


 PHỐ HÀNG CHUYÊN DOANH ONLINE: Dành cho các Chủ Shop VIP

 

 

 

Lên đầu trang

 

 

 

Lên đầu trang