|
Phố cổ Hà Nội được nhiều người biết đến với nhiều ngõ nhỏ dưới 1 mét và sâu hun hút. Bên trong trung bình có khoảng hơn chục hộ gia đình sinh sống trong điều kiện chật chội, thiếu không khí và ánh sáng. |
|
Mặc dù vậy nhưng nhiều người dân tại đây vẫn kiên quyết bám trụ. Phần lớn khi được hỏi, cho rằng dù chật chội nhưng dễ kiếm tiền để sống. "Chỉ cần bước chân ra cửa là có tiền như việc bán những chén nước chè, vài bộ quần áo treo đầu ngõ, nếu phải đi chỗ khác dù có rộng lớn hơn cũng không biết làm nghề gì", bác Vượng ở phố Hàng Đường chia sẻ. |
|
Để vào được nhà nào đó phía bên trong cũng phải đi khá lắt léo qua ngõ ngách, cầu thang. Mỗi một khoảng không là một tấc vàng quý giá. Việc lấn chiếm, cơi nới để có thêm diện tích sinh hoạt không còn là lạ đối với người dân nơi đây. |
|
Nhà chị Nga ở số 20 phố Hàng Bè chỉ vẻn vẹn 9m2 nhưng phải chứa 8 thành viên. May mắn được cơi thêm 6m2 gác xép bên trên nhưng chỉ để đồ đạc cũng đã chật cứng. |
|
Một khu nhà ở phố Hàng Bạc với khoảng trống duy nhất có ánh sáng trời. |
|
Ở một ngõ nhỏ trên phố Hàng Ngang, một tấm biển hành nghề sửa chữa được treo lên quảng cáo. |
|
Ở phố nghề truyền thống Hàng Bạc, bên trong đó là những xưởng chế tác vàng bạc, đồ trang sức. |
|
Khu vệ sinh tắm giặt, cơm nước này là của chung của hơn 10 hộ nhà 27 phố Hàng Bạc. |
|
Đây là một ngôi nhà thuộc diện "hoành tráng" ở ngõ 32 phố Hàng Bạc khi đã được xây lại thêm một tầng lửng, nhưng mặt bằng chỉ vẻn vẹn 10m2. |
|
Bất cứ chỗ nào có khoảng trống và ánh sáng đều được trưng dụng để phơi quần áo. |
|
Chiếc đệm gấp để ngủ đã được dựng lên cho những đứa trẻ nhà anh Phạm Mạnh Hùng (32 Hàng Bạc) chơi và học. |
|
Một bữa tối còn thiếu 3 thành viên của gia đình chị Nga ở 20 phố Hàng Bè. |