36phophuong.vn     
Trang chủ
Cổng Thông Tin
Tiện ích
.
.
Phố cổ online
Phố Chuyên Doanh
Đô Thị Lịch Sử
Làng truyền thống
Cuộc sống
Nét văn hóa
Di sản
Bảo tồn
Du lịch
Ẩm thực
Âm nhạc
Thời trang
Hà Nội xưa
Góc Ảnh
Trang chủ > Công trình bảo tồn >
  Đình Chu Quyến-Quan điểm trùng tu di tích Đình Chu Quyến-Quan điểm trùng tu di tích , 36phophuong.vn
 
Đình Chu Quyến-Quan điểm trùng tu di tích

 Việc trùng tu di tích ở Việt Nam sẽ không còn những sai lầm như từng xảy ra với trùng tu thành Nhà Mạc, thành Sơn Tây.

Dự án trùng tu đình Chu Quyến (xã Chu Minh, huyện Ba Vì, HN) đoạt giải Lớn về bảo tồn di sản năm 2010 tại Hội nghị của Hiệp hội KTS Quốc tế (UIA) khu vực châu Á- Thái Bình Dương làm nức lòng người làm công tác bảo tồn, trùng tu Di sản trong nước. Đây là một bằng chứng khẳng định công tác trùng tu di tích ở Việt Nam đã và đang được thực hiện bài bản và đúng quy trình. Và nếu được thực hiện tốt, rồi đây, việc trùng tu di tích ở Việt Nam sẽ không còn những sai lầm như từng xảy ra với thành Nhà Mạc, thành Sơn Tây.

 

Đình Chu Quyến- công trình được giải thưởng Lớn về bảo tồn di sản năm 2010 tại Hội nghị của Hiệp hội KTS Quốc tế (UIA)

Chúng tôi có dịp trò chuyện cùng KTS Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích- tác giả của dự án trùng tu đình Chu Quyến.

+ Lần đầu tiên Việt Nam giành giải thưởng Lớn tầm quốc tế về trùng tu di tích, ông có thể cho biết đôi chút về dự án trùng tu công trình đình Chu Quyến?

- Đình Chu Quyến là một ngôi đình cổ được xây dựng từ thế kỷ 17, tiêu biểu cho kiến trúc Việt Nam với cấu trúc gỗ, rất tiêu biểu cộng với các yếu tố truyền thống tạo ra hình ảnh di sản Việt Nam rất gần gũi với làng quê. Khi được giao trùng tu lại di tích này, chúng tôi đã nghiên cứu toàn diện, kỹ lưỡng về di tích và được tổ chức thi công theo một quy trình khoa học nghiêm ngặt và tiến hành trùng tu trong thời gian ba năm, riêng khảo sát đã mất một năm rưỡi nhằm hiểu rõ đặc trưng của kiến trúc, để khi can thiệp vào di tích cũng giảm thiểu những tác động trực tiếp. Bằng các phương thức kỹ thuật hiện nay, về cơ bản những thứ thành phần nguyên gốc không hư hỏng đều được giữ lại để giữ nguyên dấu ấn lịch sử, màu thời gian cho công trình đó, giảm thiểu những tác động hủy hoại từ môi trường, thiên nhiên... nhưng điều quan trọng là làm sao giữ được những dấu ấn lịch sử in lại trên công trình đó để lưu truyền cho thế hệ sau.

Đây là dự án có sự tham gia liên ngành, từ bộ phận chuyên nghiên cứu về lịch sử, kiến trúc xây dựng, cấu trúc vật liệu, kết hợp với viện nhiệt đới nhằm tìm ra cách ứng xử với những di tích sao cho tốt nhất. Theo UIA, công trình Chu Quyến được đánh giá rất cao với những yếu tố như: Bản thân đó là biểu tượng đặc thù của kiến trúc châu Á, thứ hai là nó bị xuống cấp nặng và quan điểm của những người trùng tu đưa ra rất là đúng với những ý kiến của các chuyên gia trên thế giới.

+ Việt Nam đã mắc nhiều sai lầm trong công tác trùng tu di tích, liệu quy chuẩn công trình ChuQuyến có được áp dụng cho các công trình khác, thưa ông?

Giải thưởng có ý nghĩa lớn nhằm khuyến khích những người làm công tác trùng tu ở ViệtNam. Qua đó có thể thấy được rằng nếu chúng ta tiếp cận với công tác trùng tu một cách bài bản, nghiêm túc thì hoàn toàn có thể đáp ứng được công cuộc bảo tồn di sản và đưa ra những quy chuẩn chính xác trong việc trùng tu. Bộ VH, TT&DL cũng đã giao cho chúng tôi phải văn bản hoá những quy chuẩn đã thực hiện có kết quả để trở thành quy định và hướng đẫn cho những công trình sau.

+ Nhưng với quá trình thực hiện hết sức nghiêm ngặt và công phu như vậy, liệu các quy chuẩn đặt ra có được các đơn vị trùng tu thực hiện?

- Đây cũng là lo lắng của chúng tôi. Hiện nhiều công trình trùng tu không được như ý muốn vì có hai xu hướng: thứ nhất là khi trùng tu nhiều người thường muốn to đẹp, hoành tráng hơn, đưa nhiều yếu tố mới vào di tích. Thứ hai là đội ngũ làm trùng tu không có kiến thức về trùng tu, thậm chí nhiều đơn vị chỉ là những công ty xây dựng bình thường, không có kiến thức, thực tế, chuyên nghiệp về bảo tồn.

Thực tế đội ngũ làm trùng tu rất ít, mỏng mà nhu cầu trùng tu thì nhiều... Nếu nói sòng phẳng ra, làm trùng tu mất nhiều công sức, phải nghiên cứu sâu trong khi thù lao cũng không cao hơn so với những người làm xây dựng cơ bản, chính vì vậy mà đội ngũ làm trùng tu rất ít

+ Nhưng không ít đơn vị đặt lợi nhuận lên đầu trong công tác trùng tu, khiến việc trùng tu di tích trở thành xây mới?

- Đó là điều đã nhiều lần tôi lên tiếng. Nhiều nơi vẫn đánh đồng trùng tu di tích với xây dựng cơ bản, nhiều đơn vị coi đây là cơ hội kiếm lợi nhuận, tất nhiên họ cũng phải đầu tư để tái sản xuất... nhưng giá trị từ các công trình di tích, giá trị văn hóa tạo cơ sở, nền tảng cho sự phát triển đất nước, chính vì vậy nên đôi khi có những chỗ vì lợi nhuận ấy, họ làm theo những phương án, giải pháp nào đấy để hưởng lợi nhiều hơn. Làm nghề này có tâm không đủ, phải có trình độ, có nghề mới làm trùng tu tốt hơn được... Thực tế, nhiều đơn vị rất ngại mời chúng tôi làm vì sẽ mất thời gian, khó và lợi nhuận không cao.

http://www.toquoc.gov.vn/Portals/16/Attachments/26472___news__ongVinh.jpg

Ông Lê Thành Vinh: Trùng tu sai phải bị phạt (Ảnh: Hà An)

+ Theo ông, có cách nào để công tác trùng tu di tích được thực hiện theo đúng nghĩa của nó?

- Theo tôi, tiến tới phải giám sát trùng tu nhiều hơn, có những chế tài và đánh giá những kết quả sau khi trùng tu một cách khắt khe. Hiện nhiều công trình trùng tu bị hỏng nhưng không ai bị tổn hại gì, họ sẵn sàng tiếp tục làm sai như vậy.

Chúng ta phải coi đó là vi phạm Luật Di sản và có xử phạt, phải có chế tài cụ thể để lần sau họ không làm gì nữa. Ở các nước có đội ngũ thanh tra di tích riêng, họ là những người am hiểu sâu về ngành nên thanh tra rất đúng... Cùng với công tác thanh, kiểm tra là đào tạo đội ngũ trùng tu chuyên nghiệp, hiện Viện Bảo tồn di tích đã mở ra hai khóa đào tạo thí điểm, dành cho các kiến trúc sư và những người đang làm trong công tác trùng tu, sau đó mới mở rộng đội ngũ này...

+ Xin cảm ơn ông!

Ngày 27/10, thêm một dự án do Viện Bảo tồn Di tích thực hiện cũng được hoàn thành đó là công trình trùng tu di tích Ô Quan Chưởng. Theo công nghệ xử lý của Viện, các rêu phong trên các viên gạch tường của Ô Quan Chương được xử lý sạch mà vẫn giữ được nguyên vẹn những nét cổ kính.

Hà An (ToQuoc)


  Bình luận của bạn
(*) Họ tên:  
(*) Email:  
(*) Tiêu đề:  
(*) Nội dung:  
Mã: 
41124

Nội dung các bình luận
 

  Các Tin khác
  + Con đường gốm sứ (15/11/2010)
  + Đình Chu Quyến-Đánh giá hiện trạng (28/10/2010)
  + Đình Chu Quyến-Hiện trạng công trình và cảnh quan xung quanh (27/10/2010)
  + Đồ án Tường bao Thăng Long thành Cung đường hòa bình (26/10/2010)
  + Dự án thí điểm đầu tiên về tu bổ lại chỗ ở: Ngôi nhà số 51 Hàng Bạc (26/10/2010)
 
 
Trang chủ Nội quy Liên hệ Lên đầu trang  
Cổng Thông Tin    Tiện ích    .    .    Phố cổ online    Phố Chuyên Doanh    Đô Thị Lịch Sử    Làng truyền thống    Cuộc sống    Nét văn hóa    Di sản    Bảo tồn    Du lịch    Ẩm thực    Âm nhạc    Thời trang    Hà Nội xưa    Góc Ảnh   

 Fanpage Phố cổ Hà Nội    

 
 
 

 


 PHỐ HÀNG CHUYÊN DOANH ONLINE: Dành cho các Chủ Shop VIP

 

 

 

Lên đầu trang

 

 

 

Lên đầu trang