Giới thiệu về dự án:
Tên dự án: “Điều tra cơ bản di tích kiến trúc cổ truyền của người Việt ở châu thổ Bắc bộ”.
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Cơ quan thực hiện: Viện Bảo tồn di tích.
Châu thổ Bắc bộ là vùng đất phát tích của người Việt, dân tộc chủ thể của quốc gia Việt Nam. Một trong những tinh hoa, thành quả của văn hoá -văn minh Việt chính là những kiến trúc cổ truyền. Tuy ngày càng được quan tâm, nhưng việc điều tra-nghiên cứu kiến trúc cổ truyền rất phân tán, chưa cósự phối kết liên ngành (kiến trúc, khảo cổ, mỹ thuật…), giá trị nhiều mặt của di sản vì vậy chưa được đánh giá, nhìn nhận một cách đầy đủ, toàn diện. Việc điều tra cơ bản di sảnkiến trúccổ truyền trên toàn lãnh thổ Việt Nam sẽ tạo lập một hệ thống hồ sơ mang tính tổng quan, khoa học để phục vụ các hoạt động nghiên cứu, quản lý và đầu tư bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích. Công việc này cần có một chương trình đồng bộ, kéo dài liên tục trong nhiều năm, nhiều giai đoạn. Trên tinh thần đó, Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) giao cho Viện Bảo tồn di tích thực hiện dự án “Điều tra cơ bản di tích kiến trúc cổ truyền của người Việt ở châu thổ Bắc bộ”, đây là bước đi ban đầu, quan trọng và cấp bách của một chương trình Tổng điều tra di tích trên toàn quốc.
Mục tiêu của dự án: Điều tra cơ bản di tích kiến trúc cổ truyền của người Việt ở châu thổ Bắc bộ nhằm xây dựng hệ thống dữ liệu một cách khoa học về các di tích kiến trúc cổ truyền của người Việt ở châu thổ Bắc bộ, từng bước hình thành ngân hàng dữ liệu về các giá trị văn hoá vật thể ở Việt Nam, cung cấp hồ sơ khoa học phục vụ cho công tác nghiên cứu, quản lý di tích, thực thi dự án bảo tồn và phát huy tác dụng di tích.
Tổ chức thực hiện: Việc điều tra, khảo sát đã được tiến hành theo địa bàn, địa vực của các tỉnh, thành phố thuộc châu thổ Bắc bộ. Thành phần tham gia đoàn điều tra, khảo sát gồm cáccán bộ nghiên cứu thuộc các lĩnh vực: kiến trúc, văn hoá, lịch sử, Hán nôm của Viện Bảo tồn di tích và các cán bộ địa phương. Dự án đã có sự phối kết hợp hiệu quả với Sở Văn hoá Thông tin các tỉnh và phòng văn hoá các huyện. Đặc biệt có sự tham gia tư vấn của các chuyên gia đầu ngành thuộc các lĩnh vực kiến trúc cổ, mỹ thuật cổ, lịch sử, Hán nôm: cố giáo sư Trần Quốc Vượng, PGS.TS Trần Lâm Biền, PGS.TS Hoàng Văn Khoán, PGS.TS Đinh Khắc Thuân.
Nội dung dự án: -Sưu tầm, tập hợp và tư liệu hoá các hồ sơ đã có về di tích kiến trúc cổ truyền của người Việt ở châu thổ Bắc bộ -Tổ chức điều tra, khảo sát đánh giá giá trị kiến trúc, di vật cũng như tình trạng bảo tồn di tích kiến trúc cổ truyền của người Việt ở châu thổ Bắc bộ tại các địa phương. -Hệ thống hoá hồ sơ về di tích kiếntrúc cổ truyền của người Việt ở châu thổ Bắc bộ và đưa vào lưu trữ tại kho tư liệu của Viện Bảo tồn di tích. - Tổng kết, đánh giá theo từng loại hình di tích, xác định các di tích có giá trị tiêu biểu, quí hiếm cần được quan tâm bảo tồn.
Kết quả thực hiện: Từ năm 2002 đến hết năm 2008, viện Bảo tồn di tích được thực hiện điều tra khảo sỏt 69/97 huyện, trên địa bàn 09 tỉnh (Bắc Ninh, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Hà Nội, Ninh Bình, Hải Phòng). Tính đến hết năm 2008, được tiến hành điều tra khảo sát được gần 5000 di tích trong đó đình: 1.420, chùa: 1.460, đền-miếu: 736, nhà cổ: 1.150 còn lại là các loại hình di tích khác.
Với những kết quả thực hiện được, dự án thực sự có hiệu quả: - Dự án đã thu thập được lượng thông tin khá đồ sộ về hàng ngàn di tích tại các tỉnh, làm cơ sở quan trọng cho việc hình thành ngân hàng dữ liệu về di tích Việt Nam. - Cung cấp những thông tin khoa học kịp thời phục vụ cho công tác nghiên cứu, quản lý và bảo tồn di tích, giúp ích cho các ngành du lịch, xây dựng(quy hoạch, kiến trúc), giáo dục, đào tạo… cũng như các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác.
Dự án đã và đang từng bước xây dựng được hệ thống dữ liệu một cách khoa học về các di tích kiến trúc cổ truyền của người Việt ở châu thổ Bắc bộ. -Ngoài ra trong quá trình điều tra, khảo sát di tích tại các địa phương,đoàn khảo sát điều tracòn phát hiện được những di tích có giá trị kiến trúc nghệ thuật cao, nhiều di vật có giá trị và đã tư vấn kịp thời cho các cấp có liên quan đưa vào kế hoạch xếp hạng, quản lý, gìn giữ những di sản quí giá này, tránh những mất mát đáng tiếc xảy ra. - Kết quả dự án sẽ đặt nền móng cho việc xây dựng một trung tâm dữ liệu và hồ sơ khoa học về hệ thống các di tích Việt Nam.
Nguồn tin: Viện Bảo tồn di tích
|