Trước năm 1888, người Pháp chỉ được lưu trú trong khu vực xưa kia là nơi đồn trú của một đơn vị quân đội của triều đình kiểm soát sự đi lại trên sông Hồng. Vì thế nơi này có tên gọi là “Đồn Thuỷ”.
Đó là kết quả của những vụ khiêu khích dẫn đến xung đột giữa các đạo quân Pháp từ Sài Gòn kéo ra, lúc đầu đồi mượn đường để ngược Sông Hồng xâm nhập vào Tây Nam Trung Quốc. Tiếp đó là tấn công chiếm thành Hà Nội dẫn đến cái chết của Tổng đốc Hoàng Diệu, buộc Triều đình Huế phải ký hoà ước trong đó có dành một vùng đất nhượng địa cho đạo quân chiếm đóng trú chân, đổi lại là việc trao trả thành Hà Nội (1873).
Tại đây, quân Pháp đã xây dựng những công trình dân sự và quân sự để biến đây làm bàn đạp xâm nhập vào Hà Nội bằng ngoại giao và vũ lực. Nhiều công trình được xây dựng tạo nên một không gian kiến trúc kiểu Pháp đầu tiên ở Hà Nội.
Sau khi đánh chiếm Hà Nội lần thứ 2 dẫn đến cái chết của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương, từng bước cả Bắc Kỳ biến thành đất bảo hộ và quân Pháp mở rộng nhượng địa ra cả khu vực Thành phố Hà Nội (1888). Khu Đồn Thuỷ vẫn tồn tại như cơ sở hậu cần và quân y viện cho đạo quân chiếm đóng lâu dài.
|
Những công trình xây dựng ở Đồn Thủy, nhìn từ sông vào |
|
Quân Pháp xây kè sau những vụ lở đất và xây các toà nhà làm quân y viện (nay là Bệnh viện Việt Xô) |
|
Từ Đồn Thuỷ, khu phố Pháp lan ra khu vực nay là đường Phạm Ngũ Lão |
Dương Trung Quốc
|