Những kí ức, hoài niệm về Hà Nội được ông Tạ Trí Hải "gói gém" tận sâu thẳm trong lòng và lại bùng lên mỗi khi ông trở lại với thủ đô, nơi ông được sinh ra hơn 70 năm trước.
|
Vào Sài Gòn sau ngày đất nước thống nhất, ông Tạ Trí Hải năm nay ở độ tuổi thất thập. Từ lâu ông được mọi người đặt cho biệt danh 'lão nghệ sĩ đường phố'. Thời gian rảnh rỗi, ông thường ghé vào các công viên, hay ngược xuống các vùng nông thôn của Sài Gòn để chơi đàn cho mọi người nghe.
|
|
Nhiều năm qua, tiếng đàn của ông cất lên giữa dòng đời xuôi ngược, những âm thanh trong trẻo đã chinh phục rất nhiều người.
|
|
Ông kể, thời niên thiếu ông sống ở phố Nam Ngư, quận Hoàn Kiếm. Mỗi lần ra Hà Nội ông đều có một nỗi buồn man mác, lại nhớ về những ngày thơ ấu được đi chơi khắp phố cổ. "Hà Nội bước vào độ tuổi 1.000 đẹp và thơ mộng lắm', ông Hải nói.
|
|
"Tôi chơi những bài hát về Hà Nội vì đơn giản tôi yêu Hà Nội." - ông lão ở tuổi thất thập chia sẻ.
|
|
'Mặt hồ Gươm vẫn lung linh mây trời, càng toả ngát hương thơm hoa thủ đô. Đường lộng gió thênh thang năm cửa ô, nghe tiếng cười không quên niềm thương đau' - giai điệu được cất lên đầu đông Hà Nội bằng tiếng đàn trong trẻo và sâu lắng của ông.
|
|
Ông Tạ Trí Hải là một trong những người được tham gia dàn nhạc biểu diễn bài "Kết Đoàn" do Bác Hồ trực tiếp chỉ huy năm 1960 để chào mừng Đại hội Đảng lần thứ 3.
|
|
Điều đặc biệt, đồng hành cùng đàn, ông luôn có một cuốn sổ ghi cảm tưởng của những người nghe. "Cuốn sổ đó đã trở thành tài sản vô giá của tôi", ông kể.
|
Lê Hiếu - Bá Đô
|