36phophuong.vn     
Trang chủ
Cổng Thông Tin
Tiện ích
.
.
Phố cổ online
Phố Chuyên Doanh
Đô Thị Lịch Sử
Làng truyền thống
Cuộc sống
Nét văn hóa
Di sản
Bảo tồn
Du lịch
Ẩm thực
Âm nhạc
Thời trang
Hà Nội xưa
Góc Ảnh
Trang chủ > Du lịch thế giới >
  Thăm đền thờ Thiên Hoàng Meiji Thăm đền thờ Thiên Hoàng Meiji , 36phophuong.vn
 
Thăm đền thờ Thiên Hoàng Meiji

  

Minh Trị Thiên hoàng (tên thật là Mutsuhito) là hoàng đế thứ 122 của Nhật Bản theo cách tính truyền thống, trong đó tính cả những vị hoàng đế trong truyền thuyết. Ông trị vì từ năm 1867 đến năm 1912 . Là con của Thiên hoàng Komei, ông được phong thái tử năm 1860 và lên ngôi năm 14 tuổi.

 

Với công cuộc Minh Trị Duy Tân vào năm 1868, hệ thống chính quyền trong đó các tướng quân mới thực sự là lãnh đạo, đã bị phá hủy hoàn toàn, và Nhật hoàng trở lại nắm quyền tối thượng sau gần 680 năm. Thủ đô được chuyển từ Kyoto về Tokyo.

 

Thời gian trị vì lâu dài của Nhật Hoàng Minh Trị được đánh dấu bằng nhiều sự kiện trọng đại. Sắc lệnh đối với quân nhân, Hiến pháp đế quốc Đại Nhật Bản - tức hiến pháp mang tính chất nhà nước hiện đại lần đầu tiên, cùng Sắc lệnh về giáo dục được ban hành. Quốc hội được thành lập và cuộc cách mạng công nghiệp của Nhật Bản được xúc tiến.

 

Nằm ngay trung tâm thời trang và văn hóa harajuku

một con đường rộng hai bên là những rừng cây dẫn vào cổng ngôi đền.

 

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/03-ThungRuou1.jpg

 

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/04-ThungRuou2.jpg

 

Các thùng rượu được đặt 2 bên lối đi dẫn vào cổng thứ hai của ngôi đền

Cổng thứ nhất dẫn vào ngôi đền

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/01-CongDen1.jpg

 

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/02-CongDen2.jpg

 

Trong quan hệ đối ngoại cũng xảy ra những sự kiện quan trọng, ví như việc mở rộng quan hệ ngoại giao, sửa đổi các hiệp ước bất bình đẳng, ký hiệp ước liên minh Anh-Nhật, chiến tranh Nhật-Thanh 1894-1895, chiến tranh Nhật-Nga và xâm chiếm Triều Tiên vào năm 1910. Trong thời gian này, quyền lực tối cao của nhà nước và quyền chỉ huy quân đội ngày càng được tập trung vào tay Nhật Hoàng.

 

Lưu ý: vị trí của Nhật Hoàng Minh Trị và Nhật Hoàng hiện nay hoàn toàn khác nhau. Theo Hiến pháp thời Minh Trị, Nhật Hoàng là người lãnh đạo hệ thống hành chính, quân đội của nhà nước. Nhưng Hiến pháp hiện nay quy định, Nhật Hoàng là biểu tượng của sự thống nhất quốc dân, không có quyền lực chính trị và quân sự.

 

Minh Trị Thiên hoàng chấp nhận những thay đổi tất yếu vì lý do ngoại giao, nhưng ông phản đối việc bắt chước phương Tây và cấm bãi bỏ các lễ hội cũng như lễ nghi truyền thống. Ông rất quan tâm đến việc duy trì các địa điểm lịch sử và những nơi nổi tiếng khác.

 

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/05-Bang5Dieu.jpg

Tấm bảng ghi lại 5 điều mà Minh Trị Thiên Hoàng muốn nước Nhật đạt được

 

 

 

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/06-CongThu2-1.jpg

Cổng thứ 2 dẫn vào ngôi đền



http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/07-TayTran.jpg

Nước dùng để rửa tay và uống làm cho con người sạch sẽ trước khi bước vào đền

 



http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/08-CongCuoiCung.jpg

Cổng cuối cùng dẫn tới ngôi đền



Là tư lệnh tối cao quân đội trong các cuộc chiến tranh Nhật-Thanh và Nhật-Nga, ông theo dõi sát sao từng bước tiến của quân đội Nhật. Những năm tháng vất vả và lo lắng về cuộc chiến tranh đã khiến Minh Trị Thiên hoàng già đi rất nhiều. Người ta cho rằng ông bị ốm nặng vài năm sau đó là do kiệt quệ sức lực trong thời kỳ này.

 

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/09-PhongKhach.jpg

Phòng khách của ngôi đền

 

 

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/10-Inori1.jpg

Khu vực treo những điều ước của du khách tới đền.

Điều ước của du khách được viết lên những tấm thẻ Ema này nhé!

 

 

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/11-Inori2.jpg

Khi bạn đến đây cũng đừng quên viết cho mình một điều ước nhé

 

Minh Trị Thiên Hoàng từ trần ngày 30/7/1912 và được an táng tại Lăng Momoyama ở Fushimi, Kyoto. Cái chết của ông tượng trưng cho sự chấm dứt thời kỳ chuyển tiếp thành công của Nhật Bản sang một nhà nước hiện đại.

Sau khi ông mất để tưởng nhớ công ơn của ông, nhân dân Nhật bản đã xây dụng ngôi đền thờ ông,ngôi đền còn tên là Meijijingu.





http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/12-NoiCauNguyen.jpg

Nơi cầu nguyện trước điện thờ Minh Trị Thiên Hoàng

(Khách đến thăm quan thả đồng tiền xu và cầu nguyện)

 

Theo sakuravietnam. org


  Bình luận của bạn
(*) Họ tên:  
(*) Email:  
(*) Tiêu đề:  
(*) Nội dung:  
Mã: 
22791

Nội dung các bình luận
 

  Các Tin khác
  + Một số bài học bảo tồn của Paris-13 Rue Visconti (2) (26/03/2011)
  + Một số bài học bảo tồn của Paris-13 Rue Visconti (1) (26/03/2011)
  + Tìm về Chiết Giang thăm nhà cổ (10/11/2010)
  + Đọ dáng 7 kỳ quan cũ và mới của thế giới (07/11/2010)
  + Thăm cung điện Nijo ở Kyoto (06/11/2010)
  + Những con phố cổ bên Trung Quốc (1) (02/11/2010)
  + Phố cổ Trung Quốc với đèn lồng (27/10/2010)
  + Lễ hội đèn lồng Trung Quốc (27/10/2010)
  + Thăm thành cổ ở Nhật Bản (24/10/2010)
  + Quá khứ và hiện tại (hình ảnh) (23/10/2010)
 
 
Trang chủ Nội quy Liên hệ Lên đầu trang  
Cổng Thông Tin    Tiện ích    .    .    Phố cổ online    Phố Chuyên Doanh    Đô Thị Lịch Sử    Làng truyền thống    Cuộc sống    Nét văn hóa    Di sản    Bảo tồn    Du lịch    Ẩm thực    Âm nhạc    Thời trang    Hà Nội xưa    Góc Ảnh   

 Fanpage Phố cổ Hà Nội    

 
 
 

 


 PHỐ HÀNG CHUYÊN DOANH ONLINE: Dành cho các Chủ Shop VIP

 

 

 

Lên đầu trang

 

 

 

Lên đầu trang