36phophuong.vn      TIn tuc su kien
Trang chủ
Cổng Thông Tin
 Bảng tin Phố Cổ
 Phố cổ Hà Nội
 76 tuyến phố cổ
 Cộng đồng
Tiện ích
.
.
Phố cổ online
Phố Chuyên Doanh
Đô Thị Lịch Sử
Làng truyền thống
Cuộc sống
Nét văn hóa
Di sản
Bảo tồn
Du lịch
Ẩm thực
Âm nhạc
Thời trang
Hà Nội xưa
Góc Ảnh
Trang chủ > Cổng Thông Tin > Cộng đồng >
  Hiến chương về việc bảo vệ quản lý di sản văn hóa dưới nước 1996 Hiến chương về việc bảo vệ quản lý di sản văn hóa dưới nước 1996 , 36phophuong.vn
 
Hiến chương về việc bảo vệ quản lý di sản văn hóa dưới nước 1996

 Đã được Đại  hội đồng ICOMOS lần thứ 11 ở Sofia, tháng 10- 1996 phê chuẩn.


Lời mở đầu 
Hiến chương này nhằm khuyến khích việc bảo vệ và quản lý di sản văn hoá nằm dưới nước, ở trong đất liền và ven biển, ở vùng biển nông và ngoài đại dương. Hiến chương tập trung vào các thuộc tính và các tình huống của di sản văn hoá dưới nước và cần được coi như là một văn kiện bổ sung cho Hiến chương của ICOMOS về Bảo vệ và quản lý di sản hảo cổ học, 1990. Hiến chương 1990 xác định ''di sản khảo cổ học'' là bộ phận di sản vật chất mà các phương pháp khảo cổ học đã cung cấp những thông tin ban đầu về nó, bao gồm mọi vết tích tồn tại của con người, những nơi có liên quan đến mọi biểu hiện hoạt động của con người, những công trình xây dựng bị hoang phế, và các di vật di tích mọi loại, cũng như các di vật văn hoá di dời được mà gắn liền với các di tích đó. Để thực hiện Hiến chương này, di sản văn hoá dưới nước cần được hiểu là di sản khảo cổ học nằm trong, hoặc đã được chuyển ra khỏi môi trường dưới nước. Di sản này bao gồm các di chỉ và công trình xây dựng bị ngập chìm dưới nước, các nơi tàu thuyền đóng và các vật trôi dạt và bối cảnh khảo cổ học thiên nhiên ở những nơi đó. Di sản văn hoá dưới nước, do chính tính chất của nó, là một tài sản quốc tế. Một bộ phận lớn di sản văn hoá dưới nước là nằm trong hình hài quốc tế và thu được từ những cuộc giao thương quốc tế trong đó tàu thuyền và mọi thứ chứa bên trong đã bị chìm mất đi ở xa nơi xuất phát hoặc nơi đến. Khảo cổ học là dính đến việc bảo vệ môi trường, trong ngôn ngữ quản lý tài sản văn hoá thì di sản văn hoá dưới nước là vừa có chừng hạn vừa không tân tạo được. Nếu như di sản văn hoá dưới nước là giúp cho chúng ta đánh giá được môi trường trong tương lai thì chúng ta ngày hôm nay phải có trách nhiệm cá nhân và tập thể bảo đảm sự sinh tồn của di sản đó. Khảo cổ học là một hoạt động công cộng, mọi người đều có quyền rút tỉa từ quá khứ những gì làm cho cuộc sống của mình thêm phong phú và mọi cố gắng để hạn chế sự hiểu biết về quá khứ là một sự vi phạm quyền độc lập cá nhân. Di sản văn hoá 
dưới nước góp phần vào sự hình thành bản sắc và có thể có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố ý thức cộng đồng của người dân. Nếu được quản lý chu đáo, Di sản văn hoá dưới nước có thể đóng một vai trò tích cực trong việc xúc tiến giải trí và du lịch. Khảo cổ học được triển khai bằng nghiên cứu, nó làm phong phú thêm nhận thức về tính đa dạng của văn hoá nhân loại qua các thời đại và cung cấp cho ta những ý tưởng mới về cuộc sống thời quá khứ. Nhận thức và các ý tưởng đó giúp cho ta hiểu biết về cuộc sống hôm nay và, từ đó mà dự tính được những thách đố trong tương lai. 
Nhiều hoạt động trên biển, vốn tự thân chúng ta là có lợi và đáng mong muốn lại có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc cho di sản văn hoá dưới nước nếu không lường trước hệ quả của chúng. 
Di sản văn hoá dưới nước có thể bị những công trình xây dựng đe doạ làm biến tướng bờ biển và thềm biển hoặc làm thay đổi dòng chảy, trầm tích và luồng chất thải. Di sản văn hoá dưới nước cũng có thể bị đe doạ bởi các cuộc khai thác bừa bãi các nguồn lợi thiên nhiên. Và thêm nữa, những hình thức tiếp xúc không thích đáng và tác động gia tăng của việc sưu tầm ''vật kỷ niệm'' cũng có thể gây ra hiệu quả có hại. Nhiều trong những mối đe doạ đó có thể loại bỏ hoặc thực sự làm giảm bớt, nếu ngay từ đầu các nhà khảo cổ học được tham vấn và những biện pháp ức chế các tác động đó được thực thi. Hiến chương này nhằm đặt ra những chuẩn mực cao về khảo cổ học để chống lại nhanh chóng và có hiệu quả các loại đe doạ di sản văn hoá dưới nước đó. 
Di sản văn hoá dưới nước còn bị đe doạ bởi những hoạt động hoàn toàn không hay gì bởi vì chỉ đem lợi lại cho một số nhỏ mà hại cho số đông. Khai thác thương mại di sản văn hoá dưới nước để buôn bán hoặc đầu cơ tích trữ về cơ bản là không thích hợp với việc bảo vệ và quản lý di sản này. Hiến chương này nhằm đảm bảo cho mọi cuộc khảo sát có mục tiêu và phương pháp luận rõ ràng, có dự tính được kết quả để cho ý đồ của mỗi dự án được minh bạch với mọi người. 

Điều 1. Nguyên tắc cơ bản 
Việc bảo tồn di sản văn hoá dưới nước tại chỗ phải được coi là cách lựa chọn số một. 
Việc tiếp xúc của công chúng cần được khuyến khích. 
Những kỹ thuật không phá hoại, khảo sát và lấy mẫu vật không xô bồ ồ ạt phải được khuyến khích hơn là khai quật. 
Khảo sát không được gây cho di sản văn hoá dưới nước nhiều tác động bất lợi hơn là cần thiết để đạt được những mục tiêu nghiên cứu có hạn chế của dự án. 
Khảo sát phải tránh không được gây những xáo trộn không cần thiết đến di cốt người hoặc nơi thiêng. 
Khảo sát phải được kèm theo hồ sơ tư liệu thích đáng. 

Điều 2. Lập dự án 
Trước khi khảo sát phải lập dự án, lưu tâm đến những điều sau đây: 
•  Xác định mục tiêu hạn chế hoặc mục tiêu nghiên cứu của dự án; 
•  Phương pháp luận và kỹ thuật sẽ sử dụng; 
•  Dự toán kinh phí; 
•  Lịch thực hiện dự án; 
•  Thành phần, trình độ, trách nhiệm và kinh nghiệm của đội khảo sát; 
•  Việc bảo toàn vật liệu; 
•  Việc quản lý và bảo quản di chỉ; 
•  Các thủ tục cộng tác với các bảo tàng và những tổ chức khác; 
•  Hồ sơ tư liệu; 
•  Biện pháp bảo vệ sức khoẻ và an toàn; 
•  Việc chuẩn bị làm báo cáo; 
•  Nơi lưu giữ hồ sơ, kể cả di sản văn hoá dưới nước thu nhập được trong khảo sát; 
•  Việc quảng bá, kể cả sự tham gia của công chúng. 
Bản dự án phải được soát xét lại và sửa đổi khi cần thiết. 
Việc khảo sát phải được tiến hành phù hợp với bản dự án. Dự án phải được đến tay cộng đồng các nhà khảo cổ học. 

Điều 3. Kinh phí 
Phải đảm bảo có kinh phí thoả đáng trước khi khảo sát để có thể hoàn thành mọi giai đoạn của dự án, kể cả bảo toàn, chuẩn bị báo cáo và quảng bá ra công chúng. Dự án cũng phải bao gồm kế hoạch ứng phó khi bất ngờ kinh phí dự toán bị ngắt mà vẫn phải đảm bảo tiến hành việc bảo toàn di sản văn hoá dưới nước và hỗ trợ việc lập hồ sơ. 
Dự án kinh phí không được đặt vấn đề bán di sản văn hoá dưới nước hoặc dùng bất kỳ một cách thức nào gây thất tán mà không thu hồi lại được di sản văn hoá dưới nước. 

Điều 4. Lịch khảo sát 
Phải đảm bảo có lịch khảo sát thoả đáng trước khi khảo sát để có thể hoàn thành một giai đoạn của dự án, kể cả bảo toàn, chuẩn bị báo cáo và quảng bá ra công chúng. Dự án cũng phải bao gồm kế hoạch ứng phó khi bất ngờ lịch khảo sát dự tính bị ngắt mà vẫn phải đảm bảo tiến hành việc bảo toàn di sản văn hoá dưới nước và hỗ trợ việc lập hồ sơ. 

Điều 5. Mục tiêu nghiên cứu, phương pháp luận và kỹ thuật 
Các mục tiêu nghiên cứu và các chi tiết về phương pháp luận và kỹ thuật sẽ sử dụng phải được ghi rõ trong dự án. Phương pháp luận phải phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của dự án và các kỹ thuật sử dụng phải càng ít làm xáo trộn càng tốt. 
Việc phân tích các di vật và lập hồ sơ sau điền dã là bộ phận hợp nhất của mọi cuộc khảo sát; những điều kiện thích đáng phải được đặt ra trong dự án. 

Điều 6. Trình độ, trách nhiệm và kinh nghiệm 
Mọi người trong đội khảo sát phải có trình độ và kinh nghiệm thích hợp với vai trò của họ trong dự án. Họ phải nắm được và hiểu được đầy đủ công việc mà dự án đòi hỏi ở họ. 
Mọi cuộc khảo sát có tính chất xâm phạm đối với di sản văn hoá dưới nước phải được tiến hành dưới  sự chỉ đạo và điều khiển của một nhà khảo cổ học dưới nước được chỉ định, có trình độ chuyên môn đã được công nhận và có kinh nghiệm thích đáng về công việc này. 

Điều 7. Khảo sát sơ bộ 
Mọi cuộc khảo sát có tính chất xâm phạm đối với di sản văn hoá dưới nước chỉ được tiến hành sau khi đã có một đánh giá sơ bộ tính chất dễ bị tổn thương, tầm quan trọng và tiềm năng của di chỉ. 
Việc đánh giá di chỉ phải bao gồm một nghiên cứu cơ bản về chứng tích lịch sử và khảo cổ có trong tay, về các đặc trưng khảo cổ học và môi trường của di chỉ và những hậu quả của một sự xâm phạm đối với tính ổn định lâu dài của khu vực do tác động của các cuộc khảo sát. 

Điều 8. Lập hồ sơ 
Mọi cuộc khảo sát phải được lập hồ sơ đầy đủ theo những chuẩn mực nghiệp vụ hiện hành của việc lập hồ sơ khảo cổ học. 
Hồ sơ phải cung cấp đầy đủ các cứ liệu thu thập được tại di chỉ, bao gồm xuất xứ của di sản văn hóa dưới nước đã bị di dịch hoặc lấy đi trong quá trình khảo sát, các nhật ký khảo sát, các sơ đồ và bản vẽ, các bản ảnh và tất cả các dạng tư liệu thu thập bằng phương tiện khác. 

Điều 9. Bảo toàn vật liệu 

Phải có chương tnnh bảo toàn vật liệu để xử lý di vật khảo cổ học trong quá trình khảo sát, chuyên chở và trong thời hạn dài. 
Việc bảo toàn vật liệu phải được tiến hành phù hợp với các chuẩn mực nghiệp vụ hiện hành. 

Điều 10. Quản lý và bảo quản di tích 
Phải soạn ra một chương trình bảo quản di chỉ, chi tiết hoá biện pháp bảo vệ và quản lý tại chỗ di sản văn hoá dưới nước trong quá trình và ngay sau khi kết thúc việc khảo sát. 
Chương trình này phải bao gồm việc thông tin cho công chúng, những điều kiện thoả đáng cho việc ổn định di chỉ, giám sát và bảo vệ chống những vụ can thiệp. Cần phải thúc đẩy việc tiếp xúc tại chỗ cho công chúng với di sản văn hoá dưới nước, trừ phi việc tiếp xúc đó không thích hợp với việc bảo vệ và quản lý. 

Điều 11. Sức khoẻ và an toàn 
Sức khoẻ và an toàn của đội khảo sát và của các bộ phận tham gia cuộc khảo sát là tối cao. Mọi người trong đội khảo sát phải làm việc theo một chế độ an toàn phù hợp với các đòi hỏi của luật pháp và nghiệp vụ, và chế độ đó phải được mô tả trong chương trình. 

Điều 12. Báo cáo 

Các báo cáo sơ bộ phải nộp đúng theo lịch đã đề xuất trong chương trình. Những báo cáo đó phải đặt ở bộ phận lưu trữ để công chúng nhận biết và tiếp xúc được. 
Các báo cáo phải bao gồm: 
•  Một tường trình về các mục tiêu; 
•  Một tường tnnh về phương pháp luận và các kỹ thuật sử dụng; 
•  Một tường trình về các kết quả đạt được; 
•  Những khuyến nghị về việc nghiên cứu tương lai, việc quản lý di chỉ và bảo toàn những bộ phận di sản văn hoá dưới nước đã lấy đi trong quá trình khảo sát. 

Điều 13. Lưu trữ 
Các bộ phận của di sản văn hoá dưới nước đã lấy đi trong các cuộc khảo sát và tất cả hồ sơ có liên quan phải được lưu trữ ở một cơ quan mà công chúng có thể tới tiếp xúc được và hồ sơ thường xuyên được bảo toàn tốt. Việc thu xếp nơi lưu trữ hồ sơ phải được thoả thuận trước khi tiến hành khảo sát và phải được ghi vào trong dự án. Hồ sơ phải được bảo toàn đúng theo chuẩn mực nghiệp vụ hiện hành. 
Tính toàn vẹn của hồ sơ dự án phải được đảm bảo. Việc lưu trữ ở nhiều cơ quan khác nhau không  được gây cản trở cho việc tập hợp lại các hồ sơ đó để phục vụ cho các nghiên cứu tiếp sau. Di sản văn hoá dưới nước không được đem đi buôn bán như thể là những món hàng có giá trị thương mại. 

Điều 14. Quảng bá 
Phải nâng cao nhận thức của công chúng về kết quả các cuộc khảo sát và ý nghĩa của di sản văn hoá dưới nước thông qua những giới thiệu phổ cập trên các phương tiện truyền thông khác nhau. Không được đặt ra lệ phí cao làm khó dễ cho việc tiếp xúc của quảng đại công chúng với những buổi giới thiệu đó. 
Sự hợp tác với các cộng đồng và các nhóm địa phương là việc nên làm, cũng như hợp tác với các cộng đồng và các nhóm có đặc biệt dính dáng đến di sản văn hoá dưới nước đang bàn đến. Điều đáng mong muốn là các cuộc khảo sát khảo cổ học nên được tiến hành với sự đồng tình và ủng hộ của các cộng đồng và các nhóm nói trên. 
Đội tiến hành khảo sát khảo cổ học cần tìm cách cuốn hút các cộng đồng và các nhóm có quan tâm vào cuộc khảo sát ở mức độ mà sự nhập cuộc đó là thích hợp với việc bảo vệ và quản lý ở đâu và lúc nào có thể, đội khảo sát cần tạo cơ hội cho công chúng phát triển kỹ năng khảo cổ thông qua đào tạo và giáo dục. 
Hợp tác với các bảo tàng và cơ quan khác cần phải được khuyến khích trước khi tiến hành khảo sát khảo cổ học cần phải thu thập được mọi kết quả của các cuộc nghiên cứu trước và các báo cáo của cơ quan hợp tác. Ngoài ra, cần phải bố trí những cuộc đến viếng thăm di chỉ. 
Một báo cáo tổng hợp cuối cùng phải được trình ra càng sớm càng tốt, có lưu tâm đến tính phức tạp của công cuộc khảo sát, và đặt vào những kho lưu trữ công cộng thích hợp nhất. 

Điều 15. Hợp tác quốc tế 
Việc hợp tác quốc tế là thiết yếu đối với việc bảo vệ và quản lý di sản văn hoá dưới nước và cần phải xúc tiến để giữ gìn được những chuẩn mực cao trong khảo sát và nghiên cứu. Việc hợp tác quốc tế cần được khuyến khích để sử dụng được tốt những nhà khảo cổ học và những nhà chuyên nghiệp khác thành thạo trong lĩnh vực khảo sát di sản văn hoá dưới nước. Các chương trình trao đổi nghiệp vụ chuyên môn phải được coi như là một phương thức phổ biến các thực hành tốt nhất. 

 

Nguồn tin: Viện Bảo tồn di tích

 


  Bình luận của bạn
(*) Họ tên:  
(*) Email:  
(*) Tiêu đề:  
(*) Nội dung:  
Mã: 
26072

Nội dung các bình luận
 

  Các Tin khác
  + Thông báo (29/03/2023)
  + Thăng Long-Hà Nội 1000 năm văn hiến (08/09/2022)
  + Ngõ Hài Tượng (08/09/2022)
  + Phố Lãn Ông (08/09/2022)
  + Hàng Bạc - còn đó tinh hoa phố nghề (08/09/2022)
  + Phố Hàng Cuốc (08/09/2022)
  + Các giá trị của phố cổ Hà Nội -bài 2 (08/09/2022)
  + Các giá trị của phố cổ Hà Nội - bài 1 (08/09/2022)
  + Tên đường phố theo dòng lịch sử (08/09/2022)
  + Tên phố và công viên Hà Nội trước năm 1954 (08/09/2022)
 
 
Trang chủ Nội quy Liên hệ Lên đầu trang  
Cổng Thông Tin    Tiện ích    .    .    Phố cổ online    Phố Chuyên Doanh    Đô Thị Lịch Sử    Làng truyền thống    Cuộc sống    Nét văn hóa    Di sản    Bảo tồn    Du lịch    Ẩm thực    Âm nhạc    Thời trang    Hà Nội xưa    Góc Ảnh   

 Fanpage Phố cổ Hà Nội    

 
 
 

 


 PHỐ HÀNG CHUYÊN DOANH ONLINE: Dành cho các Chủ Shop VIP

 

 

 

Lên đầu trang

 

 

 

Lên đầu trang