Nghề thuốc ở con phố này đã cha truyền con nối từ bao đời nay. Ngày xưa, chính những người Trung Hoa đã tới Thăng Long qua những đợt di dân và hành nghề tại con phố này. Về sau, dân cư ở các tỉnh miền quê của Việt Nam cũng đã tới con phố này buôn bán các loại thuốc. Ngày nay, con cháu của họ vẫn phát huy truyền thống cha ông, bốc thuốc cứu người. Đa phần không qua trường lớp đào tạo nên nghề bốc thuốc, bắt mạch thường lấy bí kíp gia truyền của gia đình làm cốt yếu.
phố Hoa Kiều nhưng phần lớn là dân Phúc Kiều, vì vậy mới có phố Phúc Kiến. Nhưng cái tên Phúc Kiến cũng đã chìm lãng vào thời gian để mang tên một danh y Việt Nam đáng kính Lãn Ông, tức Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Phố Phúc Kiến không có chú khách cởi trần hở rốn, đứng cạnh chiếc thớt chặt thịt quay đôm đốp không có hàng dãy cửa hiệu cơm tàu, cơm tám... mà là những mặt hàng khác hẳn.
Nếu có những ngày nào thanh thản, ta cứ dùng cái xe "Cǎng hải" hoặc chỉ dùng đến chiếc xe đạp là cùng, chứ chớ dùng xe máy hay ô tô, ta ung dung lang thang, dạo chơi trên những phố phường mang tên xưa cũ, cả những phố đã sinh ra gần đây, gồm trên 360 phố, gấp l0 lần khi Thạch Lam viết về Hà Nội; ta sẽ cảm nhận được không biết bao nhiêu điều, có quen có lạ, có nhớ có thương, có yêu có ghét, có vui có buồn, Từ u ám một quá khứ, thao thức một ảnh hình, nao nao một món ǎn, bâng khuâng một cảnh sắc... đến náo nức sáng lóe những ngôi nhà cao chới với kính đen đen, nhôm trắng trắng... ta càng yêu hơn Hà Nội của mình. Phúc Kiến là một trong những phố như thế. Nhỏ thôi, ngắn tẹo, chỉ khoảng bốn cột đèn, chính xác là 180 mét, vậy mà khi đặt bước vào đây, ta cứ thầy ngát những hương thơm, nào quế, nào cam thảo và những gì nức lên từ những vị thuốc ta không biết tên chúng là gì, chúng nằm trong bao tải, trong gói giấy xi mǎng, trong "ô thầy thuồc đang biến thành cao đan hoàn tán..."
Rất nhiều cửa hàng na ná giống nhau. Chắn ngang nhà hoặc sừng sững bên tường, là những chiếc tủ gỗ, có hàng trǎm ngǎn kéo, ngǎn nào cũng có tên thuốc bằng hai ba chữ nho lẫn vào quai kéo, lâu ngày màu véc ni đã nâu bóng. Trên mặt quầy cao ngang ngực, thế nào chẳng có con dao cầu, cái chuôi ngẩng cao, nâu xỉn, một hoặc hai cái cối bằng đồng như chiếc chuông để ngửa, thỉnh thoảng kêu lên dǎm ba tiếng choang choang nhưng bị chặn lại ngay vì cái nắp dính liền với chày để thuốc giã khỏi bắn ra ngoài. Giữa nhà là cụ Lang già, quắc thước, râu trắng như cước phất phơ , ngồi bên bộ tràng kỷ tầu, dưới gầm là chiếc thuyền tán, đúng là một con thuyền sắt, bàn chân ai đó đạp bánh xe trong lòng thuyền để tán thuốc, tiếng kêu rì rầm đầy im lặng. Cũng có thể là người phụ nữ nước da cớm nắng, đứng cân thuốc bằng cái cân tiểu ly, có cán gỗ, hoa đồng, đĩa cân đồng, quả cân khô khốc. Bàn tay nhúm từng vị thuốc mới tinh anh làm sao, thứ nào ra thứ ấy, ít khi phải thêm bớt. Tờ giấy bản rải sẵn trên mặt quầy, một thang hay mấy thang, tùy, và thoắt một cái, thang thuốc đã được gói vuông vức ngay ngắn, được buộc chồng lên nhau bằng sợi dây cói dài buộc thành bó gài bên quầy. Những thang thuốc có hình ngôi tháp hình trụ, xách toòng teng mà đi ra khỏi phố.
Dân ta có thói quen lâu đời, dễ đã nghìn nǎm, dùng thuốc Nam, thuốc Bắc. Cái siêu đất, ba hòn đầu rau, củi rào tre, (tuyệt đối không được dùng siêu kim khí và củi gỗ xoan để sắc thuốc), nước thuốc rót ra có màu nâu đậm, trông ngon như cà phê pha đặc, nhưng nồng gắt, hắc hắc và đắng chát. Thuốc đắng dã tật là thế. Nhắm mắt mà ực, rồi chiêu ngụm nước vối cho qua. Người các tỉnh xa về kinh kỳ "cắt" thuốc, đến phố Phúc Kiến - Lãn Ông - này là chính, nếu không muốn cắt ở hiệu thuốc trong chợ huyện quê nhà.
Hà Nội rải rác có nhiều hiệu thuốc bắc, nhưng tập trung nhiều nhất là phố này. Ngoài Hoa Kiều, thì dần dần, người Việt Nam cũng mua nhà tậu đất, xen kê vào đây. Có lẽ những người giàu có là họ Phó. Họ Phó là Việt hay Hoa ? cũng chẳng cần tìm hiểu. Mà chỉ biết cuối thế kỷ trước, có họ Phó giàu, vẫn không dám kê giường lên gác hai để ở, mà chỉ dùng gác hai ấy làm kho chứa thuốc, vì cho rằng nó cao quá, sợ ngủ như thế là bất kính với thần thánh được thờ bên nhà Hội Quản (số 40-42, thờ Tống Thái Hậu, thần của người Phúc Kiến). Nhớ thêm một chút, đây nguyên là đất các thôn Hậu Đô ng, Hoa Môn, tổng Tả Túc huyện Thọ Xương, gần Cửa Đông, có chợ Đông Thành. Mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, đây là Khu Đông Thành nổi tiếng gan dạ, bắn rơi chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên của thực dân Pháp ngay trong lòng Hà Nội.
Một thời gian rất dài, cửa nhà nào cũng có những người phụ nữ còn trẻ ngồi sau cái mẹt lèo tèo vài ba vị thuốc khô, mấy túi giấy xi mǎng cǎng phồng... ai cần mua từ một quả tò ho (thảo quả) cho vào nồi chè kho ngày Tết, đến một vài tạ quế chi, cam thảo... cũng có ngay trong nháy mắt
Những ngôi nhà hẹp lòng, sâu hút, thế kỷ trước còn bán đồng, thứ đồng khai thác từ mỏ Tụ Long. Cuối thể kỷ trước mới hình thành dần phố buôn bán thuốc Nam thuốc Bắc, thứ có can hệ đến sức khỏe của dân tứ xứ. ấy là nói từ khoảng giữa phố đến cuối phố, từ ngã tư Hàng Cân, Chả Cá đến chỗ giáp phố Hàng Vải. Còn phía đầu phố giáp với Hàng Đường, Hàng Buồm, phần lớn các hộ lại ít buôn bán thuốc. Tạp hóa, các loại giấy từ các tông, bìa cứng đến giấy bản, giấy lề, giấy viết, giấy gói, giấy in. . . và mấy nǎm gần đây, một lần nữa chuyển nghề buôn khǎn mặt, khǎn tay hàng dệt là chính. La liệt khắp mặt tiền, treo từ thấp đến cao mọi thứ khǎn để mộc hoặc in sặc sỡ. Nhà thơ Lê Đạt đang ở giữa đoạn phố này, không hiểu có phải vì mọi loại khǎn che kín mắt người, nên thơ ông cũng có đôi phần khó hiểu chǎng?
Phúc Kiến - nay là phố Lãn Ông. Người trong ngành Y, và hầu như người Việt Nam, tên "Ông già lười trên biển" đã thành quen thuộc và đầy kính trọng. Nguyên người Liêu Xá, Yên Mỹ, Hải Hưng, nhưng ông đã từ quan, về ẩn tại quê mẹ trong Hương Sơn, Hà Tĩnh. Con người ấy sinh ngày 27-12-l 724, mất ngày l 7-2- 1791 suốt một đời cứu dân độ thế, từ bỏ vinh hoa phú quí, kể cả bổng lộc, lợi danh nhà Chúa ban cho khi chữa bệnh trong Phủ Chúa, về với dân nghèo, mà ta biết, vùng Hà Tĩnh ấy là vùng nghèo nhất trong những vùng nghèo. Không những là một danh y, ông còn là một vǎn nhân, một thi sĩ, đã để lại những bài thơ khá hay trong vǎn học và cả một quyển ký sự bằng vǎn xuôi khi lên kinh chữa bệnh. Nay, ông vẫn hiện diện cùng chúng ta trên cái tên một phố tấp nập giữa lòng Hà Nội, hơn nữa lại là phố trực tiếp liên quan đến sức khỏe và sinh mệnh của hàng triệu con người, kể cả những người nghèo, không có đủ tiền để vào bệnh viện vì nhiều lôi thôi phiền phức...
Phố Lãn Ông vẫn tấp nập. Chỉ có điều ngày nay người ta hay gói thuốc bằng giấy báo, không buộc bằng cói mà bằng dây đay, và trên đường phố, ta vẫn gặp những anh xe thồ, đi bán rong những cái ấm đất Thổ Hà Hương Canh, chuyên dùng để sắc thuốc. Có thứ nọ thì đương nhiên phải có thứ kia, lệ đời đǎng đối, điều hòa.
Mọi người thường cho rằng dùng thuốc Tây là để cho kịp thời, như mưa rào chứa cháy. Còn muốn có tác dụng lâu dài, nhất là thuốc bổ hay ghé bổ, phải là thuốc Nam, thuốc Bắc, tuy chậm nhưng lại như mưa dầm thấm dần, ngấm lâu. Đang có "chủ trương Đông Tây Y kết hợp, có lẽ là đúng hướng, và thêm một lý do để phố Lãn Ông càng tấp nập nhộn nhịp.
Hà Nội đang có hàng nghìn cửa hàng bán thuốc Tây, tập trung như phố Vǎn Miếu, phố Quốc Tử Giám, đầu phố Tràng Thi v.v và v.v... và thuốc Nam thuốc Bắc cũng rải rác ở nhiều phố khác nhau, nhưng Đông Tây không có chuyện cạnh tranh lần át thù hằn.
Tùy hoàn cảnh, thói quen, cơ địa, mỗi người dùng thuốc theo sở thích của mình. Gẫy tay, đau ruột thừa, đương nhiên phải vào Việt Đức, bị ung thư phải đến Viện K phố Quán Sứ, bị mắt phải đến phố Trần Nhân Tông... nhưng thận yếu, hay nhức đầu có khi người ta thích dùng cái siêu để sắc thuốc mua ở phố Lãn Ông hơn.
Cũng lạ, hình như người Việt Nam rất thương người, giàu lòng từ thiện, nên ai cũng thích mách thuốc chữa bệnh cho người khác. Bà bị huyết áp cao ư ? Hãy uống thứ cỏ ấy, vị ấy... ông bị suy gan ư? Nên dùng thứ này, thứ này... bác bị chóng mặt, cháu bé bị chàm ư? Hãy đến phố ấy, hỏi ông Lang ấy mà mua thuốc ấy, tôi đã dùng rồi tôi biết, nhất định khỏi v.v. và v. v... Ai cũng thích mách thuốc. Và nhiều người cả tin, nghe theo, hoặc theo câu "có bệnh thì vái tứ phương", "còn nước còn tát"... nên nghe theo, và không ít trường hợp suýt nữa thì oan gia... Cũng là phải rút kinh nghiệm nói và nghe vậy.
Dao cầu thuyền tán, ô thầy thuốc đã lụi tàn chưa? Chưa đâu. Hà Nội có một phố Đặng Vǎn Ngữ, phố Tôn Thất Tùng, vẫn còn một phố Lãn Ông. Hài hòa giữa hiện đại và cổ truyền vẫn tạo ra sức mạnh để con người tǎng thêm sức khỏe.
Để thấm sâu bao nhiêu điều của cuộc sống cho ta, từ ngàn xưa để lại hay của ngày hôm nay mới du nhập; ta cứ thử ung dung tản mạn một ngày thường, thả bộ mà rong chơi trên những con đường xanh mát bóng cây Hà Nội hay bụi bặm phố phường. Mà xem, ta được mơ màng say đắm, ta có bồi hồi xúc động, ta thêm bâng khuâng trầm tư... khi nhận thấy Hà Nội của ta đang thay đổi dữ dội, vừa giơ tay ra gìn giữ những hồn thiêng quí báu. Tâm hồn ta thêm phong phú biết bao nhiêu. Qua phố Lãn Ông... là niềm vui ấy.