36phophuong.vn     
Trang chủ
Cổng Thông Tin
Tiện ích
.
.
Phố cổ online
Phố Chuyên Doanh
Đô Thị Lịch Sử
Làng truyền thống
Cuộc sống
Nét văn hóa
Di sản
Bảo tồn
Du lịch
Ẩm thực
Âm nhạc
Thời trang
Hà Nội xưa
Góc Ảnh
Trang chủ > Du lịch thế giới >
  Những khu vườn cổ tại Thành phố Tô Châu (2) Những khu vườn cổ tại Thành phố Tô Châu (2) , 36phophuong.vn
 
Những khu vườn cổ tại Thành phố Tô Châu (2)

 Nhắc đến kiến trúc truyền thống của Trung Quốc, không thể không đề cập tới viên lâm Tô Châu. Trong câu tục ngữ "Trời có thiên đàng, đất có Tô Hàng", Tô Châu được so với thiên đường vì xưa nay Tô Châu nổi tiếng có nhiều khu vườn thanh nhã.

Nghệ thuật làm vườn của Trung Quốc có nguồn gốc lịch sử gắn bó với nền nghệ thuật văn học và hội họa, nhất là ảnh hưởng của nền văn học cổ điển cũng như hội họa sơn thủy truyền thống. Trong quá trình phát triển, viên lâm từng bước hình thành 2 hệ thống lớn: viên lâm hoàng gia và viên lâm tư gia. Viên lâm hoàng gia tập trung ở vùng Bắc Kinh, còn viên lâm tư gia thì tiêu biểu là Tô Châu. Do sự khác biệt về địa vị chính trị, kinh tế và văn hóa cũng như điều kiện địa lý và thiên nhiên, hai hệ thống này có độ chênh lệch rõ nét về quy mô, bố cục, phong cách, màu sắc...

  

Ưu thế của viên lâm hoàng gia là hùng vĩ, trang nghiêm và đường hoàng, chẳng hạn như Di Hòa Viên của Bắc Kinh, sơn trang nghỉ mát Thừa Đức của Hà Bắc... Còn đặc điểm của viên lâm Tô Châu là sắc xảo, tự do, tinh tế và trang nhã. Do viên lâm Tô Châu lưu ý sự thống nhất hài hòa giữa văn hóa và nghệ thuật, thời cuối phát triển của viên lâm hoàng gia cũng đã hấp thụ nhiều thủ pháp của viên lâm tư gia về quan niệm nghệ thuật, tư tưởng sáng tác, kỹ xảo kiến trúc và nội dung nhân văn.

Tại sao Tô Châu có thể trở thành xứ sở phát triển nhất của viên lâm tư gia Trung Quốc? Tô Châu nằm ở vùng châu thổ sông Trường Giang rất trù phú, nơi có khí hậu dễ chịu, giao thông thuận tiện, ngay từ thời cổ đã là vùng có thương nghiệp và văn hóa phát triển nhất. Ngày nay, tơ tằm và dệt thêu của nơi này vẫn nổi tiếng thế giới.

Lịch sử của vườn viên lâm cổ điển Tô Châu có thể tìm nguồn đến Viên Hựu của Chúa Ngô thời kỳ Xuân Thu vào thế kỷ thứ 6 TCN. Viên lâm tư gia sớm nhất được ghi chép là Bích Cương Viên của nhà Đông Tấn vào thế kỷ thứ 4.

Thời nhà Minh và nhà Thanh (từ thế kỷ 14 đến đầu thế kỷ 20) là giai đoạn phát triển cực thịnh của nền kinh tế và văn hóa phong kiến Tô Châu. Tô Châu trở thành khu vực sầm uất nhất của Trung Quốc. Nghệ thuật làm vườn thăng hoa, xuất hiện nhiều nhà nghệ thuật viên lâm, khiến hoạt động làm vườn đạt tới một đỉnh cao. Tô Châu lúc đó có hơn 200 vườn viên lâm, hiện nay chỉ còn giữ lại được vài chục vườn, trong đó 4 vườn viên lâm cổ điển: Chuyết Chính Viên, Lưu Viên, Võng Sư Viên và Hoàn Tú Sơn Trang với loại hình kiến trúc đầy đủ và được bảo tồn hoàn chỉnh, đã phô diễn một cách hệ thống và toàn diện nội dung trong các mặt bố cục, kết cấu, tạo hình, phong cách, màu sắc cũng như tu bổ, gia cụ, bày đặt... của nghệ thuật kiến trúc viên lâm thời cổ Tô Châu, đã phản ánh văn minh cư trú cao của vùng Giang Nam trong thời kỳ này, thể hiện thành tựu nghệ thuật cũng như trình độ khoa học kỹ thuật kiến trúc thành thị thời đó. Chính vì vậy, năm 1997, 4 vườn viên lâm này đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa thế giới của UNESCO.

Viên lâm Tô Châu có diện tích nhỏ, áp dụng thủ pháp nghệ thuật không câu nệ và biến đổi khôn lường, với tình tứ hoa chim nước non Trung Hoa, đã tô điểm núi giả, cây xanh, sắp xếp đình đài lầu các cũng như đầm hồ cầu nhỏ trong một không gian có hạn, và để lại cho con người một hiệu quả nghệ thuật nhìn nhỏ thấy lớn.

(Theo China Broadcast)

 

 

Theo thông tin của tổ chức: Thông tin di sản thế giới UNESCO

 

Vườn cây cảnh cổ điển Tô Châu (tiếng Trung: 苏州园林-Tô Châu viên lâm) - còn gọi là Cô Châu là một kiến trúc lâm viên ở trong nội thành của Tô Châu, lấy khuôn viên tư gia là chủ đạo, bắt đầu từ thời Xuân Thu (514 trước Công Nguyên), hình thành thời Ngũ Đi, hoàn thành thời nhà Tng, hưng thịnh thời nhà Minh. Đến cuối thời nhà Thanh thì Tô Châu đã có hơn 170 vườn cây cảnh đặc sắc, hiện nay có hơn 60 nơi được bảo tồn hoàn chỉnh, có 19 nơi là vườn cây cảnh mở. Chiếm diện tích không lớn, nhưng lại thể hiện không gian, bố cục và thủ pháp độc đáo, hài hòa với cảnh quan môi trường xung quanh, biến hóa vô cùng. Thời Xuân Thu, nơi đây là kinh thành c Ngô , cho đến nay Tô Châu đã có hơn 2500 năm lịch sử. "Giang nam viên lâm giáp thiên hạ, Tô Châu viên lâm quán giang nam" ( Đất nước đẹp nhất là các khu vườn, Tô Châu có những khu vườn đẹp nhất nước). Các khu vườn cổ của Tô Châu sơn thủy hữu tình, vừa giản dị nhưng cũng rất cổ kính và lãng mạn. Trong đó phải kể đến môt số vườn như Chuyết Chính Viên, Lưu Viên, Võng Sư Viên,Hoàn Tú Sơn Trang,Thương Lang Đình,Sư T Lâm,Ngh Ph,Ngu Viên,Thoái Tư Viên. Đây là một trong những khu vườn tiêu biểu cho vườn cổ điển tại Tô Châu.

 

1.Miêu tả: Vườn cổ điển tại Tô Châu là nơi hội tụ tinh hoa nghệ thuật kiến trúc vườn của Trung Hoa, giản dị, tinh tế và lãng mạn, vừa có vẻ đẹp tự nhiên, vừa có nét độc đáo riêng của nghệ thuật tạo vườn, có thể nói đây là khu vườn tiêu biểui cho nghệ thuật kiến trúc vườn của Trung Hoa.

Về kết cấu và phong cách đều có những nét riêng. Đình đài miếu mạo, đường xá, cầu cống, hang động , núi non, cây cỏ, hoa lá, đều đa dạng và phong phú. Tuy nhiên mỗi triều đại của Trung Quốc đều có một công trình tiêu biểu trong khu vườn này. Tiêu biểu cho nhà Tống  đình Thương Lương, tiêu biểu cho nhà Nguyên là rừng Sư Tử, tiêu biểu cho nhà Minh là vườn Chuyết Chính và Lưu Viên là tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật tạo vườn của nhà Thanh. Theo thống kê, Tô Châu có đến hơn 100 khu vườn, mỗi khu vườn có một nét đẹp riêng. Hàng năm , vườn cổ Tô Châu thu hút hàng trăm lượt khách đổ về đây tham quan, thưởng ngoạn và là bối cảnh quay các bộ phim cổ trang mà không cần phim trường. Trong các năm 1997  2000 có 9 khu vườn cây cảnh ở Tô Châu và xung quanh được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

2.UNESCO đã công nhận các vườn cây cảnh ở Tô Châu vì đã đạt những tiêu chí sau

  • (i) Đại diện cho một thành tựu nghệ thuật độc đáo và đặc sắc, một loại kiệt tác thiên tài có tính sáng tạo;
  • (ii) Biểu lộ sự thay đổi quan trọng của các giá trị con người, trên một khoảng thời gian hay trong một khu vực văn hóa của thế giới, dựa trên các phát triển trong kiến trúc hay công nghệ, các nhệ thuật kỷ niệm, quy hoạch đô thị hay thiết kế cảnh quan;
  • (iii) Mang theo bằng chứng duy nhất hay ít nhất là hiếm có về truyền thống văn hóa hay về nền văn minh còn tồn tại hay đã biến mất
  • (iv) Là ví dụ nổi bật của kiểu xây dựng, tổng thể kiến trúc hay công nghệ hoặc cảnh quan, minh họa cho (các) giai đoạn quan trọng trong lịch sử nhân loại;
  • (v) Là ví dụ nổi bật của sự định cư nhân loại truyền thống, sử dụng đất, hay sử dụng biển, mà nó là đại diện của nền văn hóa (hay các nền văn hóa), hay tương tác của con người với môi trường, đặc biệt là khi nó trở thành dễ bị tổn thương dưới tác động của biến đổi không thể đảo ngược;

3.Các vườn cảnh Tô Châu trong danh sách UNESCO

 

Một số ảnh minh họa

       

    

 

    

    

    

    

    

    

    

    

        

VietArch


  Bình luận của bạn
(*) Họ tên:  
(*) Email:  
(*) Tiêu đề:  
(*) Nội dung:  
Mã: 
87501

Nội dung các bình luận
 

  Các Tin khác
  + Một số bài học bảo tồn của Paris-13 Rue Visconti (2) (26/03/2011)
  + Một số bài học bảo tồn của Paris-13 Rue Visconti (1) (26/03/2011)
  + Tìm về Chiết Giang thăm nhà cổ (10/11/2010)
  + Đọ dáng 7 kỳ quan cũ và mới của thế giới (07/11/2010)
  + Thăm cung điện Nijo ở Kyoto (06/11/2010)
  + Những con phố cổ bên Trung Quốc (1) (02/11/2010)
  + Phố cổ Trung Quốc với đèn lồng (27/10/2010)
  + Lễ hội đèn lồng Trung Quốc (27/10/2010)
  + Thăm đền thờ Thiên Hoàng Meiji (24/10/2010)
  + Thăm thành cổ ở Nhật Bản (24/10/2010)
 
 
Trang chủ Nội quy Liên hệ Lên đầu trang  
Cổng Thông Tin    Tiện ích    .    .    Phố cổ online    Phố Chuyên Doanh    Đô Thị Lịch Sử    Làng truyền thống    Cuộc sống    Nét văn hóa    Di sản    Bảo tồn    Du lịch    Ẩm thực    Âm nhạc    Thời trang    Hà Nội xưa    Góc Ảnh   

 Fanpage Phố cổ Hà Nội    

 
 
 

 


 PHỐ HÀNG CHUYÊN DOANH ONLINE: Dành cho các Chủ Shop VIP

 

 

 

Lên đầu trang

 

 

 

Lên đầu trang