Phố Đường thành dài ngót nửa cây số, nối phố Cửa Đông chỗ cổng Chính Đông cũ với phố Hàng Bông. Như vậy đoạn đầu phố phía bắc là chỗ hào và dương mã thành (tường thành phụ bên ngoài) mới bị san bằng năm 1896, còn đoạn gần Hàng Bông là đất của thôn cũ Kim Cổ. Đó là một đường phố có sẵn từ xưa, được mở mang rộng, có đủ vỉa hè, cống thoát nước ngay từ những năm cuối thế kỷ 19.
Phố Đường thành dài ngót nửa cây số, nối phố Cửa Đông chỗ cổng Chính Đông cũ với phố Hàng Bông. Như vậy đoạn đầu phố phía bắc là chỗ hào và dương mã thành (tường thành phụ bên ngoài) mới bị san bằng năm 1896, còn đoạn gần Hàng Bông là đất của thôn cũ Kim Cổ. Đó là một đường phố có sẵn từ xưa, được mở mang rộng, có đủ vỉa hè, cống thoát nước ngay từ những năm cuối thế kỷ 19.
Đoạn phố giáp Cửa Đông trên đất thôn cũ Tân Khai, tiếp theo đó là đoạn phố trên đất thôn Kim Cổ từ chợ Hàng Da đến Hàng Bông Đệm. Đoạn phố Đường Thành này là con đường nối chợ Hàng Da và Hàng Bông là những nơi buôn bán sầm uất, nên cũng là một phố buôn bán có những cửa hàng vào loại khá, xen với những nhà ở mà người ở thuê cũng là gia đình sống dư dật.
Dãy phía đông bên số lẻ, bắt đầu từ chỗ ngã ba Yên Thái, là nhà Chân Dung (số 43), một hiệu ảnh ở Hàng Quạt dọn sang; rạp Olympia vừa chiếu phim vừa làm nhà hát kịch; khu đất đó trước khi là rạp hát cũng là một hiệu ảnh, nhà Vạn Xuân, từ đầu Hàng Điếu (số 18) dọn đến, sau nhà cũ bị phá xây lại. Rồi đến mấy ngôi nhà hai tầng mở cửa hàng kinh doanh về may mặc: hiệu Vĩnh Long (số 53) còn có tên là Babylux bán quần áo trẻ em may sẵn; nhà Cự Thịnh (số 59) dệt kim; hiệu An Thịnh (số 63) vừa làm thợ may vừa đóng giày da.
Mấy nhà kiểu cổ có gác xép thấp nhỏ, là nhà để ở không buôn bán gì. Ngôi chùa Kim Cổ (số 73) nay đổ nát, đã có một lịch sử lâu đời. Tương truyền đây là nơi vua Lý Thành Tông đem cô gái ỷ Lan từ Kinh Bắc về Thăng Long đã gửi nàng ở tạm chùa này trước khi rước vào cung phong làm vương phi. Cạnh chùa là dãy nhà hai tầng nhiều gian của ngôi nhà góc phố Hàng Bông.
Dãy phố bên phía tây, số chẵn, quay ra bãi rộng trước mặt chợ Hàng Da là hiệu sơn Thăng Long Gecko; ngôi nhà đó nằm trong khu đất của Cố Hồng; (tên cố đạo phá giới Croibier, chồng cô Tư Hồng); khu đất có nhiều lớp nhà xây quay ra hai mặt phố Hàng Da và Đường Thành, bên Hàng Da là những cửa hàng, còn bên Đường Thành chỉ là tường bên có trổ cổng (số 26) của nhà bên trong thông ra phố.
Tiếp đến một dãy nhà bảy gian hai tầng xây cao ráo phong quang kiểu kiến trúc 1927, của một chủ cho thuê (từ số 30 đến số 38) nhà số 36 l
Biên tập: 36phophuong.vn
|