Tên Gia Ngư gốc ở tên gọi thông thường của Làng Cá, một làng bên bờ hồ Thái Cực, sống về nghề chài lưới, gần hồ gần chợ nên dân làng đánh bắt cá và nộp thuế cho triều đình nhà Nguyễn ( những năm Minh Mạng) làm lại sổ đinh điền đã Háng Hoá những tên nôm cũ các thôn xã vì thế tên nôm Làng Cá thành tên chữ nho Gia Ngư.
Phố Gia Ngư dài hai trăm bảy mươi mét đi từ đông( Hàng Bè) sang tây ( Hàng Đào) đi qua chỗ lòng hồ Thái Cực cũ ; tức là ở hai đầu phố nguyên vẫn có sẵn hai đoạn đường làng, hai con đường đất đi vào các xóm bên trong theo mép hồ và nối với đường làng Trung Yên.
Ngã ba Hàng Bè và Gia Ngư xưa
Hai con đường ấy hồi đầu thuộc Pháp chỉ là đường ngõ bẩn thỉu: đoạn đầu giáp với phố Hàng Đàongười Pháp đặt tên là phố Nguyễn Du, đoạn giáp Hàng Bè là ngõ Gia Ngư. Phố Gia Ngư được hình thành sau khi lấp hồ và hai đoạn đường cũ được đắp nối lại với nhau.
Phố Gia Ngư những năm 1990
Đoạn từ ngã tư Ed’Endhal ( Đinh Liệt) đến Hàng Đào thời Pháp thuộc được đặt tên là phố Nguyễn Du.
Phố Tirant ( Gia Ngư) một thời gian dài chỉ là mặt sau của mấy phố lớn chung quanh, một xóm nghèo trước đâm nhà cửa chật hẹp làm đã lâu, giá thuê phù hợp với những gia đình làm những nghề mọn, đó là những tiểu thương hàng ngày chạy chợ, những người vốn liếng chỉ có gánh quà rong. Dân phố là người Việt Nam gốc làng Trung Yên- Gia Ngư và những người tứ chiếng dạt về đây, sau thêm cả người Tàu xuất thân chỉ có cái túi vải đeo vai và ý chí nhặt nhạnh làm giầu.
Chợ Hàng Bè
Cũng như nhiều con phố khác trong khu phố cổ Hà Nội, Gia Ngư có ngôi đình Đại Lợi ở số nhà 50. Nhiều năm qua, đình Đại Lợi đã trở thành một thế giới tâm linh của người dân trong khu phố cổ.
Biên tập 36phophuong.vn
|