Phố Hàng Gai nằm ở thôn Cổ Vũ xưa. Nó là một đoạn của con đường đi từ Bờ Hồ đến Cửa Nam qua Hàng Bông.
Phố Hàng Gai dài 253 m, bắt đầu từ phố Hàng Đào đến phố Hàng Bông. Xưa kia, đoạn từ Hàng Đào đến Tố Tịch là phố Hàng Tiện. Lúc đó người làng Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây) đã mang nghề tiện gỗ ra đây lập nghiệp. Những chiếc máy tiện thô sơ, hoạt động bằng sức đạp của đôi chân, mãi sau này mới có mô tô điện. Sản phẩm làm ra là những chiếc mâm gỗ, ống hương, bàn tròn, đài rượu, song cửa....
Phố Hàng Gai xưa.
Đoạn còn lại của phố Hàng Gai lại chuyên bán dây đai, dây thừng bằng gai nên có tên là phố Hàng Gai. Một số người ở làng Liễu Tràng tỉnh Hải Dương mang nghề khắc gỗ ván inä ra đây cùng nhau lập những xưởng in. Cuối thế kỷ 19, một số nhà xuất bản ra đời như Tự văn đường tàng bản, Quán văn đường tàng bản ở đây. Thời kỳ thực dân Pháp chiếm Hà Nội, chúng lấy nhà số 80 Hàng Gai làm nhà công sứ. Số nhà 79 trở thành Nha Kinh lược Bắc Kỳ. Khi ấy, những nhà in như Đông Kinh ở số 82, Ngô Tử Hạ ở số 101 đã có những công nghệ mới in chữ quốc ngữ, lấn lướt các nhà in tàng bản. Một số tiệm tạp hoá, hiệu kính thuốc... cũng lần lượt mở ra trên phố.
Thời chống Mỹ, người phố Hàng Gai đa số đi làm ở cơ quan Nhà nứơc, các chủ cửa hàng vào công tư hợp doanh. Kiểu buôn bán tư thương bị mặc cảm trong xã hội. Lúc ấy mọi nhu cầu sinh hoạt của người dân hầu như do 4 cửa hàng quốc doanh nằm trên phố cung cấp. Những năm tháng này cũng có một vài của hàng hợp tác xã, tư nhân được nhiều người Hà Nội nhớ đến như hiệu ảnh Tam Anh, Núi Điện, HTX khắc dấu Tinh Hoa, cửa hàng cà phê Giảng. Những năm 80 của thế kỷ trước, thị trường hàng thêu ren, tơ lụa, bắt đầu xuất hiện và ngày càng nhiều những mặt hàng như khăn trải bàn, khăn ăn, khăn trải giường.... trắng muốt với nhiều hình thêu phong phú. Các làng nghề thủ công như La Khê, La Cả, Quất Động,Vạn Phúc, Bưởi, Làng Mỗ... thoả sức thi tài, tạo ra nhiều mẫu mãâ, kiểu dáng, chủng loại hàng thêu, hàng tơ lụa. Trong các của hàng trưng bày la liệt những chiếc áo dài truyền thống, duyên dáng, dịu dàng. Những lô quần áo lễ hội sang trọng, lịch sự cùng những chiếc váy đủ màu sắc, kiểu dáng hấp dẫn du khách.
Phố Hàng Gai cổ kính còn được biết đến là một phố "vǎn nhã". Nghề bán sách lúc thịnh nhất, có lẽ không bao giờ có đến mười hàng, cứ xem tên các hiệu trên các sách còn lại thì biết. Nhưng ở gần suốt phố là những người không nhiều thì ít có dính dáng đế nghề in và bán sách. Phố được tiếng là một "phố vǎn học".
Phố Hàng Gai nay.
Còn ngày nay, khắp phố Hàng Gai đều bán hàng lụa tơ tằm. Sầm uất và đầy sắc màu, phố Hàng Gai không biết tự bao giờ đã trở thành “phố tơ lụa” của Hà Nội với những cửa hàng bán sản phẩm tơ lụa san sát, làm nên một nét đặc trưng cho phố phường Hà Nội. Tơ lụa Vạn Phúc được đem từ Hà Đông ra trưng bày khắp các cửa hàng mặt phố Hàng Gai, góp cho kinh kỳ những nét riêng biệt của 36 phố phường. Hàng Gai trở thành điểm đến không thể bỏ qua của các du khách nước ngoài tới Hà Nội. Không đơn giản chỉ là việc bán mua, mà khách đến các cửa hàng tơ lụa trên Hàng Gai còn để thăm quan, chiêm ngưỡng sự diệu kỳ của tự nhiên kết hợp với sự khéo léo của người thợ dệt hòa nhịp trong từng áng lụa mỏng manh óng ánh. Tuyến phố hàng tơ lụa hình thành đảm bảo hơn 70% đơn vị chuyên doanh hàng tơ lụa, số còn lại kinh doanh hàng hóa dịch vụ liên quan đến tơ lụa. Tại đây không chỉ kinh doanh mà còn quảng bá du lịch, khôi phục phố nghề.
Khu phố cổ đang tận dụng cơ hội phát triển kinh tế và đón nhận một lượng khách du lịch rất lớn, vì thế việc khôi phục và bảo tồn phố nghề là một việc làm rất ý nghĩa đối với Hà Nội và là hoạt động thiết thực chào đón Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Biên tập 36phophuong
|