Phố Hàng Mã chạy từ ngã tư Hàng Đường đến phố Phùng Hưng dài 339 m, đi suốt từ ngã tư Hàng Đường đến phố Phùng Hưng, đất thôn cũ Vĩnh Hanh và Yên Phú, hai thôn xưa cách nhau bằng con sông Tô Lịch, sông đã bị lấp nên hai đoạn phố ở hai bên bờ đối diện tưởng như vẫn liền với nhau. Vì thế, thời thuộc Pháp, đường phố được đặt một tên chung là Rue du Cuivre (Hàng Đồng) cũng như hiện nay nó là Hàng Mã.
Đây được xem là đất cũ thuộc hai thôn Vĩnh Hanh và Yên Phú thuộc tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương - hai thôn xưa cách nhau bằng con sông Tô Lịch (sông đã bị lấp nên hai đoạn phố ở hai bên bờ đối diện tưởng như xưa nay vẫn liền với nhau, nay thuộc phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm – Hà Nội).
Là một trong 36 phố cổ Hà Nội, rất gần với Hồ Gươm và chợ Đồng Xuân. Phố Hàng Mã kinh doanh nhiều mặt hàng, lúc nào cũng nhộn nhịp luôn là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước.
Dân ở phố Hàng Mã chủ yếu là người làng Tân Khai xưa đến mở cửa hàng bán giấy và đồ hàng mã nhỏ, đồ hàng giấy để trang trí như hoa giấy, đèn giấy các kiểu... và đồ mã để cúng lễ như mũ Thổ thần, mũ ông Táo, vàng giấy...Dần dần, những món hàng trang trí khác đổ bộ về đây. Để con phố này trong chục năm trở lại thành con phố của cả hạnh phúc và tang gia.
Hàng Mã đi suốt từ ngã tư Hàng Đường đến phố Phùng Hưng, đất thôn cũ Vĩnh Hanh và Yên Phú, hai thôn xưa cách nhau bằng con sông Tô Lịch, sông đã bị lấp nên hai đoạn phố ở hai bên bờ đối diện tưởng như vẫn liền với nhau. Vì thế, thời thuộc Pháp, đường phố được đặt một tên chung là Rue du Cuivre ( Hàng Đồng) cũng như hiện nay nó là Hàng Mã.
Đoạn phố phía đông trên đất thôn cũ Vĩnh Hanh vẫn có tên gọi thông thường là phố Hàng Mã. Dân ở phố này có một số gia đình người làng Tân Khai (Hàng Sắt và Cổng Đục) dọn đến mở cửa hàng bán giấy và đồ mã nhỏ, đó là đồ hàng giấy để trang trí (hoa giấy, đèn giấy các kiểu...) và đồ mã để cúng lễ (mũ thổ thần, mũ ông Táo, vàng giấy...) Đồ mã nhỏ thì làm và bán ở đây, còn đồ mã lớn dùng cho tang lễ ( minh tinh nhà táng) hoặc đám làm chay, đám lễ cầu mát, hoặc đám mã khác thì người ta đặt làm ở Mã Mây.
Phố Hàng Mã còn nổi tiếng với kiến trúc đặc sắc là nhà hình ống và nhà chồng diêm. Nhà hình ống với chiều dài, bề rộng có hạn, nhưng người dân ở khu phố cổ này đã sáng tạo nên không gian ở, thờ phụng, nghỉ ngơi, sản xuất và buôn bán hợp lý, vẫn có cả khoảng không để đưa thiên nhiên vào trong nhà.
Nhà chồng diêm là loại nhà hai tầng không hoàn toàn với gác xép có cửa giả hoặc cửa cỡ nhỏ, hoặc cửa tròn mở ra phố. Loại nhà này ngoài mái ngói nghiêng xuống mặt phố còn có mái tranh vẩy thêm ra hè.
Khi nghề làm đồ hàng mã ở Mã Mây tàn thì nghề làm đồ mã ở Hàng Mã cũng không hơn trước được, các cửa hàng trong phố mạnh về bán các loại giấy màu, giấy trắng mộc và làm đèn giấy, đồ giấy trang trí; đồ mã cúng lễ chỉ sản xuất theo tháng.
Phố Hàng Mã là một trong những con phố buôn bán nhộn nhịp điển hình của Hà Nội xưa và nay. Đặc biệt, vào những ngày lễ, Tết, con phố này thực sự trở thành con phố của những âm thanh, sắc màu, ánh sáng dân gian và mang đậm dấu ấn tâm linh của người phương Đông.
Biên tập: 36phophuong
|