36phophuong.vn      TIn tuc su kien
Trang chủ
Cổng Thông Tin
 Bảng tin Phố Cổ
 Phố cổ Hà Nội
 76 tuyến phố cổ
 Cộng đồng
Tiện ích
.
.
Phố cổ online
Phố Chuyên Doanh
Đô Thị Lịch Sử
Làng truyền thống
Cuộc sống
Nét văn hóa
Di sản
Bảo tồn
Du lịch
Ẩm thực
Âm nhạc
Thời trang
Hà Nội xưa
Góc Ảnh
Trang chủ > Cổng Thông Tin > 76 tuyến phố cổ >
  Phố Nguyễn Thiện Thuật Phố Nguyễn Thiện Thuật , 36phophuong.vn
 
Phố Nguyễn Thiện Thuật

 Phố Nguyễn Thiện Thuật nối từ phố Hàng Khoai đến phố Hàng Chiếu, nguyên là đất thôn Tiền Trung. Thời Pháp thuộc, đây là phố Lơ-pa-giơ (rue Lepage), đó là tên nhà máy sợi nay là chợ Bắc Qua.

 

 

Phía sau chợ Đồng Xuân, giữa hai phố Hàng Khoai và Hàng Chiếu có một khoảng đất rộng địa điểm cũ của một dải hồ lớn, hồ Đồng Xuân mới bị lấp cuối thế kỷ 19. Năm 1892, hãng buôn vải sợi Bourgouin- Meiffre được phép xây dựng một xí nghiệp sản xuất sợi bông. Nhà máy này khá lớn mướn 200 công nhân hầu hết là nữ, người ta thường gọi là nhà máy Bắc qua. Năm 1918, nhà máy Bắc qua bị sát nhập, xưởng và nhà kho bị phá bỏ, nơi đây trở thành bãi bỏ trống. Thời kỳ những năm hai mươi, ba mươi, phong trào thể dục thể thao nảy nở và phát triển, bãi Bắc qua trở thành bãi tập và thi đấu, bãi có tên là Stade Lepage. Có bãi đá bóng và làm hàng rào ngăn tử tế, con đường đất đi ngang trước bãi bóng dần hình thành và được gọi là Rue Lepage tức là phố Nguyễn Thiện Thuật ngày nay. Lúc bấy giờ gọi là phố song chưa có nhà cửa, lối thông sang Hàng Chiếu còn là một ngõ hẹp. Phố này đêm tối ít người qua lại. Chiến sự cuối năm 1946- 1947, bãi Bắc Qua thành chiến hào. Ngày quân Pháp đánh chợ Đồng Xuân chúng đã bắn đại bác và cho xe tăng từ sông đánh vào qua bãi bóng, quân ta đã chống trả lại quyết liệt. Thời tạm chiếm ( 1948- 1954), bãi Bắc Qua được sửa sang thành nơi họp chợ của những người buôn bán ở bên Gia Lâm sang. Phố Nguyễn Thiện Thuật dần dần có nhà xây dựng ở đầu phía giáp Hàng Chiếu.


Nguyễn Thiện Thuật (1844 - 1926) quê làng Xuân Dục, Hưng Yên. Ông đỗ cử nhân năm 1871, từng giữ chức tán tương quân vụ nên thường gọi là Tán Thuật. Năm 1883 ông được lệnh gọi về Huế nhưng không theo, từ bỏ quan chức, nuôi ý khới nghĩa. Năm 1885 kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi xuống chiếu cần vương, Nguyễn Thiện Thuật hưởng ứng chọn khu lau sậy mọc um tùm giữa Văn Giang và Khoái Châu làm căn cứ. Tán Thuật áp dụng chiến thuật du kích, tiêu hao khá nhiều lực lượng của địch. Năm 1888, thực dân cho Hoàng Cao Khải đàn áp điên cuồng. Trước tình thế khó khăn, ông trao quyền chỉ huy cho em là Thiện Kế rồi sang Trung Quốc tìm Tôn Thất Thuyết bàn các tăng viện. Nhưng việc không thành. Tiếp đó ông bị đau ốm phải lần lữa sống ở đất khách quê người, rồi cuối cùng mất ở thành phố Nam Ninh.

 

Biên tập: 36phophuong.vn

 

 


  Bình luận của bạn
(*) Họ tên:  
(*) Email:  
(*) Tiêu đề:  
(*) Nội dung:  
Mã: 
27584

Nội dung các bình luận
 

  Các Tin khác
  + Thông báo (29/03/2023)
  + Thăng Long-Hà Nội 1000 năm văn hiến (08/09/2022)
  + Ngõ Hài Tượng (08/09/2022)
  + Phố Lãn Ông (08/09/2022)
  + Hàng Bạc - còn đó tinh hoa phố nghề (08/09/2022)
  + Phố Hàng Cuốc (08/09/2022)
  + Các giá trị của phố cổ Hà Nội -bài 2 (08/09/2022)
  + Các giá trị của phố cổ Hà Nội - bài 1 (08/09/2022)
  + Tên đường phố theo dòng lịch sử (08/09/2022)
  + Tên phố và công viên Hà Nội trước năm 1954 (08/09/2022)
 
 
Trang chủ Nội quy Liên hệ Lên đầu trang  
Cổng Thông Tin    Tiện ích    .    .    Phố cổ online    Phố Chuyên Doanh    Đô Thị Lịch Sử    Làng truyền thống    Cuộc sống    Nét văn hóa    Di sản    Bảo tồn    Du lịch    Ẩm thực    Âm nhạc    Thời trang    Hà Nội xưa    Góc Ảnh   

 Fanpage Phố cổ Hà Nội    

 
 
 

 


 PHỐ HÀNG CHUYÊN DOANH ONLINE: Dành cho các Chủ Shop VIP

 

 

 

Lên đầu trang

 

 

 

Lên đầu trang