Tố Tịch theo nghĩa chữ là chiếu trắng. Không rõ nguyên do sao lại có địa danh này, vì ở đây không có dấu vết gì về nghề làm chiếu và bán chiếu cả. Hoặc giả xưa kia ở chân khúc đê cũ cạnh bờ sông đă có thời từng là nơi buôn bán chiếu chăng ?
Điều đó không thấy nói đến trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi về phường bán chiếu. Di tích của thôn Tố Tịch còn lại là một ngôi đình cổ ở góc phố, nhà số 1 phố Tố Tịch không rõ đình thờ vị thành hoàng lý lịch như thế nào.
Phố Tô Tịch dài không đến một trăm mét. Phố mới được mở mang khoảng sau năm 1920. Lúc đầu lối đi từ ngã ba Hàng Gai vào rất hẹp, phố còn là một con đường đất lẫn đá, trời mưa thì lầy lội. Góc bên trái ngã ba có một ngôi đình. Đình Đông Hà cổng trông ra Hàng Gai số 46, cạnh đình là một gốc bàng cổ thụ. Khi mở rộng phố đình đã bị phá và cây bàng về sau cũng không còn; bài vị thành hoàng được đưa lên một cái mưỡu trên gác một hàng nước.
Phố Tố Tịch là một phố cổ, những nhà cổ ở đây nay không còn mấy. Đầu phố giáp Hàng Quạt có một ngôi nhà cũ hai tầng xây từ năm 1912 là của Đào Văn Sử hội trưởng Hội Trí Tri, đó là ngôi nhà lớn đầu tiên ở trong thành phố này. Giáp đình Tố Tịch là nhà thờ họ Phạm, nhà hai tầng xây năm 1920; họ Phạm là một họ đông người ở phố Tố Tịch. Ngôi nhà số 20 là ngõ cũ đi vào phía sau của khu nhà 80 Hàng Gai thông sang Hàng Chỉ. Một nửa phố Tố Tịch, đoạn giáp Hàng Gai dãy số lẻ, là gia đình những người làng Nhị Khê làm nghề tiện gỗ, khắc gỗ, trước kia chuyên nghề khắc mộc bản in sách chữ nho chữ nôm cho các cửa hàng sách bên Hàng Gai. Dãy nhà một tầng nhiều gian đó là của chủ hiệu ích Gia ở góc phố Hàng Gai làm giàu về nghề làm đồ khắc gỗ và ngà. Dãy nhà hai tầng giữa phố bên số chẵn là của chủ hiệu bán sơn ở phố Hàng Gai làm cho thuê
Vị trí số32: phố Tô Tịch
Biên tập 36phophuong.vn
|