36phophuong.vn     
Trang chủ
Cổng Thông Tin
Tiện ích
.
.
Phố cổ online
Phố Chuyên Doanh
Đô Thị Lịch Sử
Làng truyền thống
Cuộc sống
Nét văn hóa
Di sản
 Di sản văn hóa vật thể
 Di sản văn hóa phi vật thể
Bảo tồn
Du lịch
Ẩm thực
Âm nhạc
Thời trang
Hà Nội xưa
Góc Ảnh
Trang chủ > Di sản > Di sản văn hóa phi vật thể >
  Văn hóa gia đình trong kiến trúc cổ Hà Nội Văn hóa gia đình trong kiến trúc cổ Hà Nội , 36phophuong.vn
 
Văn hóa gia đình trong kiến trúc cổ Hà Nội

 Hà Nội bí ẩn và quyến rũ bởi những di tích lịch sử, những dấu ấn về con người qua truyền thuyết huyền thoại, những khu phố cổ, ngôi nhà cổ, tường thành xưa, đường phố cũ... Nhưng có lẽ cái sinh động nhất, trực tiếp nhất đó là kiến trúc đô thị.

Kiến trúc cổ Hà Nội gợi lên một nền văn minh lịch lãm, một nếp sống văn hóa gia đình trong những đường nét ấm nóng hơi thở của nhiều thế hệ.

 

Mỗi tên phố, tên nhà trong khu phố cổ Hà Nội đều gợi bóng dáng những phường thợ làm ăn tấp nập như Hàng Đào, Hàng Lược, Hàng Gai, Hàng Thiếc, Hàng Hòm, Hàng Bạc, Mã Mây.

Kiến trúc cổ của khu phố này là các ngôi nhà nhỏ bé với mái tranh hay mái ngói, thường có sân chung, lô nhô nối tiếp nhau từ dãy phố này đến dãy phố khác. Ngày nay nhiều khu phố đã xuống cấp, phải trùng tu để nâng cấp lại.

 

Ngôi nhà phố cổ 87 Mã Mây là ngôi nhà ba gian được bố trí thành nhiều lớp cách nhau bằng một sân nhỏ phát triển chủ yếu theo nhu cầu cụ thể cuộc sống một gia đình có người vợ là tiểu thương hay người chồng là thợ thủ công.

 

Khi con cái lớn lên, bố mẹ chia nhà cho các đôi vợ chồng trẻ theo từng gian. Nếu cần phát triển hơn nữa về diện tích để ở thì họ phát triển theo chiều cao nhà để thành những tầng nhà hẳn hoi, do đó ta thấy có những nhà chiều ngang chỉ một vài mét nhưng làm cao đến 2, 3 tầng và có chiều sâu đến vài chục mét. Chính vì vậy mà nó được gọi với cái tên là “nhà hình ống."

Kiểu kiến trúc đó nhằm đảm bảo thông gió và lấy sáng tốt cho các buồng - phòng, lớp trong cùng tiếp xúc với sân bếp, khu vệ sinh và chỗ ở của người giúp việc gia đình.

 

Nhu cầu ở của người dân lúc đó còn đơn giản, họ chưa cần những khoảng không gian riêng tư như ngày nay, vì vậy việc không gian xuyên suốt từ phòng này tới phòng khác là đặc trưng nổi bật không gian nhà ở trong khu 36 phố phường.

 

Có thể thấy ở đây không gian sản xuất, kinh doanh ngành nghề thủ công đan xen trong cùng một mái nhà với không gian ở. Điều này phù hợp với tập quán của người dân là ở + sản xuất + kinh doanh buôn bán nhỏ. Bởi vậy, kiến trúc Hà Nội cổ là kiểu nhà ống, một phong cách đặc sắc nhất chỉ có đô thị cổ Việt Nam mới có.

 

Sân vườn chỉ chiếm một khoảng nhỏ nhưng là nơi đưa thiên nhiên len lỏi vào trong từng gia đình, được người xưa quan tâm đặc biệt. Nó làm cho ngôi nhà thông thoáng, sáng sủa, có nắng ấm, gió trời.

 

Nơi đây hiện lên một khoảng trời riêng của gia đình với cây cau, giàn trầu, giếng nước, hòn non bộ, cây cảnh, chậu cá, lồng chim... tách khỏi mặt phố náo động, giúp tinh thần con người thư giãn, tĩnh tại./

Theo Báo Ảnh Việt Nam


  Bình luận của bạn
(*) Họ tên:  
(*) Email:  
(*) Tiêu đề:  
(*) Nội dung:  
Mã: 
90865

Nội dung các bình luận
 

  Các Tin khác
  + Hà Nội cứ ''cũ'' thế thôi, mà không bao giờ hết làm xiêu lòng người. (23/12/2020)
  + Nghề Rèn - phố Lò Rèn. (04/07/2020)
  + Phố Chả Cá chỉ một nhà bán chả cá (04/07/2020)
  + Khôi phục hát ả đào trong lòng phố cổ (04/07/2020)
  + Giữ nghề trên phố cổ (04/07/2020)
  + Đình Thanh Hà (02/06/2020)
  + Các công trình di tích trong khu phố cổ Hà Nội (02/06/2020)
  + Lần đầu Giỗ trận Đống Đa (29/05/2011)
  + Nhà ống phố cổ và tài hoa người Hà Nội (16/03/2011)
  + Kiến trúc cổ Việt Nam (06/02/2011)
 
 
Trang chủ Nội quy Liên hệ Lên đầu trang  
Cổng Thông Tin    Tiện ích    .    .    Phố cổ online    Phố Chuyên Doanh    Đô Thị Lịch Sử    Làng truyền thống    Cuộc sống    Nét văn hóa    Di sản    Bảo tồn    Du lịch    Ẩm thực    Âm nhạc    Thời trang    Hà Nội xưa    Góc Ảnh   

 Fanpage Phố cổ Hà Nội    

 
 
 

 


 PHỐ HÀNG CHUYÊN DOANH ONLINE: Dành cho các Chủ Shop VIP

 

 

 

Lên đầu trang

 

 

 

Lên đầu trang