Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài[3], hàng Khay,Mã Vĩ[4], hàng Điếu, hàng GiầyHàng Lờ[5], hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn[6],Phố Mới, Phúc Kiến[7], hàng Ngang,Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng,Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông,Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,Hàng Thùng, hàng Bát[8], hàng Tre,Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The[9], hàng Gà,Quanh đi đến phố hàng Da,Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh.Phồn hoa thứ nhất Long thành,Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.
Phố Hàng Mắm Phố Cầu Gỗ Phố Hàng Chiếu
Ghi chú:
- ^ Phố Mã Mây
- ^ Phố Hàng Bạc
- ^ đoạn phố Hàng Bông ngày nay, chạy từ góc ngã tư Hàng Gai-Hàng Trống-Hàng Bông-Hàng Hòm đến ngã tư Hàng Bông-Hàng Mành-phố Lý Triều Quốc Sư, ngày xưa bán nhiều giày, guốc thật và để cúng
- ^ Đoạn phố xưa nối phố Hàng Quạt với phố Hàng Nón, nơi bán trang phục tuồng chèo, mũ mãng. Mũ cánh chuồn và một số đạo cụ tuồng chèo hồi đó làm từ lông đuôi ngựa nên có tên là "mã vĩ"
- ^ Phố Hàng Bông Lờ, đoạn phố Hàng Bông chạy từ ngõ Hội Vũ đến Cửa Nam, nơi ngày xưa bán các loại đó, đơm, lờ đánh cá
- ^ Đoạn đầu phố Hàng Quạt ngày nay, xưa chuyên làm các loại đàn nguyệt, đàn tranh, đàn bầu, nhị, hồ... Phân biệt với thôn Chân Tiên Hàng Đàn, sau hợp với thôn Minh Cầm thành phố Chân Cầm nối phố Phủ Doãn với phố Lý Triều Quốc Sư, song song với Hàng Bông
- ^ Là phố Lãn Ông ngày nay, hồi đầu thế kỷ 20 có nhiều Hoa kiều gốc tình Phúc Kiến bên Trung Quốc về ở
- ^ Có thể là đoạn đầu phố Hàng Chiếu giáp với Ô Quan Chưởng. Sách Đại Nam nhất thống chí đầu thế kỷ 20 có ghi phần tỉnh Hà Nội: "Phố Đông Hà bán chiếu trơn, có tên nữa là hàng Bát."
- ^ Nơi bán tơ, lụa, the
- ^ Nay thuộc phố Thuốc Bắc. Nguyên sau hai lần Pháp đánh Hà Nội 1873, 1882, dân Hà Nội chạy tản cư thì quân Pháp, giặc Cờ Đen, Cờ Vàng, bọn lưu manh trộm cắp đã xông vào nhà dân lấy đồ đạc quần áo mang ra đây tiêu thụ (ngày nay gọi là hàng sida hay hàng second-hand
- ^ Thôn Hương Minh có nghĩa là thôn Chè Thơm, nơi chuyên bán lá chè tươi, nay là đoạn phố Cầu Gỗ tiếp giáp với phố Đinh Liệt, Đinh Tiên Hoàng
- ^ Đoạn phố Bà Triệu ngày nay, chạy từ ngã tư Trần Hưng Đạo đến ngã năm Nguyễn Du; đoạn này thế đất dốc nên còn được gọi là dốc Hàng Kèn. Tại đây có trường phổ thông Quang Trung, thời Pháp thuộc gọi là trường Hàng Kèn. Phố này không hề bán kén, mà xưa có một phường kèn trống bát âm chuyên phục vụ các đám rước thần và đám ma.
- ^ Đoạn phố Thuốc Bắc giáp với phố Hàng Mã, nơi chuyên bán các loại khóa. Sang thời Pháp, chuyển tên thành phố Hàng Sắt.
- ^ Xem Lịch sử phố Hàng Bông
- ^ Phố Chả Cá ngày nay, xưa bán nhiều loại sơn trống (sơn giọi, sơn thịt, sơn hom...), có tên Pháp là rue de la Laque tức phố Hàng Sơn
- ^ Đoạn phố Hàng Mắm ngày nay nối từ phố Nguyễn Hữu Huân đến phố Trần Nhật Duật, thuộc thôn Thanh Yên, tổng Phúc Lâm, huyện Thọ Xương. Phân biệt với ngõ Hàng Trứng nay là phố Đông Thái.
Vietarch biên tập
|