36phophuong.vn      TIn tuc su kien
Trang chủ
Cổng Thông Tin
 Bảng tin Phố Cổ
 Phố cổ Hà Nội
 76 tuyến phố cổ
 Cộng đồng
Tiện ích
.
.
Phố cổ online
Phố Chuyên Doanh
Đô Thị Lịch Sử
Làng truyền thống
Cuộc sống
Nét văn hóa
Di sản
Bảo tồn
Du lịch
Ẩm thực
Âm nhạc
Thời trang
Hà Nội xưa
Góc Ảnh
Trang chủ > Cổng Thông Tin > Sự kiện và bình luận >
  Điều chỉnh cấu trúc khu phố cổ Hà Nội trong việc Bảo tồn di sản Kiến trúc và đô thị Điều chỉnh cấu trúc khu phố cổ Hà Nội trong việc Bảo tồn di sản Kiến trúc và đô thị , 36phophuong.vn
 
Điều chỉnh cấu trúc khu phố cổ Hà Nội trong việc Bảo tồn di sản Kiến trúc và đô thị

     Lời mở đầu

 

   Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội đã qua đi, đánh dấu một mốc son phát triển thủ đô Hà Nội mới, trong rất nhiều vấn đề liên quan đến những tồn tại chưa giải quyết được, Nổi cộm lên vấn đề bảo tồn và phát triển đô thị xanh bền vững. Với phạm vi bài viết này chỉ giới hạn tại khu phố cổ Hà Nội, nơi đã được thành phố rất quan tâm đến bảo tồn di sản Kiến trúc và đô thị nhưng vẫn chưa có được một kết quả như mong muốn, vậy nguyên nhân do đâu, đâu là khách quan, đâu là chủ quan và đề ra giải pháp thực hiện. Trước hêt chúng Ta hãy nhìn vào thực trạng khu phố cổ Hà Nội năm 2010 cho thấy điều chỉnh cấu trúc khu phố cổ Hà Nội(1) trong việc bảo tồn di sản kiến trúc và đô thị là cần thiết cho phù hợp với thực tế cuộc sống và đáp ứng được  theo chuẩn mực của di sản văn hoá thế giới về một đô thị cổ.

   Thực tế khu phố cổ Hà Nội thời gian vừa qua tái cấu trúc liên tục và đổi mới(2), không nhìn nhận một cách thẳng thắn, khách quan thực trạng khu phố cổ Hà Nội không thể tiến hành công tác bảo tồn di sản kiến trúc và đô thị phố cổ Hà Nội.

   Sự phát triển khu phố cổ Hà Nội được diễn ra một cách tự phát, liên tục, thường xuyên và như  ta thấy đến thời điểm năm 2010 chỉ so với năm 1989 đã gần như  biến đổi hoàn toàn về mật độ dân số, chiều cao công trình, hệ thống mái ngói lô xô…, rất nhiều biến đổi là tiêu cực nhưng cũng có những biến đổi tích cực mà đáng kể góp phần thay đổi lại cấu trúc nhà ống phố cổ Hà Nội là các nhà xí khi vận chuyển phân thải bằng thùng ra ngoài phố bằng các nhà xí tự hoại phù hợp vệ sinh môi tr­ường hay hệ thống đường, vỉa hè được cải tạo làm mới, hệ thống cống, đường ống hạ tầng kỹ thuật đô thị đư ợc ngầm hóa…, trước hết cần hiểu khu phố cổ hà Nội - khu 36 phố phường là một khu đô thị cổ được hình thành từ lâu đời (3) mà nét đặc tr­ưng là những phố nghề, những ngôi nhà ống, những mái ngói xô nghiêng, những nét văn hóa đặc sắc được hình thành trong cuộc sống khu phố cổ Hà Nội…; các bộ phận đó được cấu thành nên khu phố cổ Hà Nội hiện hữu ngày nay có những mối quan hệ tương tác nhau cả về định lượng và định tính. Về định lượng, có cả số lượng và chất lượng công trình văn hóa vật thể và phi vật thể. Về định tính, đó chủ yếu là những công trình mang tính chất nhà ở, công trình công cộng, công trình tín ngưỡng nh­ư Đình, Đền, Chùa, tượng đài…đã được thể hiện bởi các ràng buộc về luật di sản, luât xây dựng, quy chế chế hoạt động…, vận hành quản lý đô thị phố cổ Hà Nội. Như  vậy khi nói điều chỉnh cấu trúc có nghĩa là làm thay đổi nội dung định lượng và tính chất của từng bộ phận (nếu cần) và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận hoặc  một số bộ phận của khu phố cổ Hà nội (nếu cần) để nhằm đạt tới yêu cầu và mục tiêu đ ược xác định, làm cho di sản kiến trúc và đô thị phố cổ Hà Nội với một sự khác biệt mới về lượng và chất ở một trình độ bảo tồn di sản cao hơn, hoàn thiện hơn so với hiện tại, phù hợp với chuẩn mực của di sản văn hoá thế giới về một đô thị cổ.

   Đây không phải là việc xóa đi làm lại tất cả mà chỉ là sự điều chỉnh từng phần công trình, một đoạn phố, một ô phố… (chỉnh trang, cải tạo, tu bổ, tôn tạo, bảo tồn, hình thành mới, cắt bỏ đi, tăng hay giảm, tổ chức lại, hoàn thiện nhằm đáp ứng đ­ược về một di sản đô thị phố cổ Hà nội đã được công nhận di tích lịch sử Quốc Gia) để từ đó có tác động đến  bảo tồn tổng thể khu phố cổ Hà Nội. (4)

   Cũng nên hiểu rằng điều chỉnh cấu trúc khu phố cổ Hà Nội là một quá trình liên tục, đổi mới dù muốn hay không bởi trong khu phố cổ này luôn tập trung mật độ cao ngư ời dân sinh sống với những nhu cầu đa dạng và biến đổi. 

 

   Vậy đây là nội dung để thực hiện việc chuyển đổi mô hình bảo tồn di sản kiến trúc và đô thị phố cổ Hà Nội từ chủ yếu theo chiều rộng, mang nặng tính chủ quan của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý sang kết hợp hài hòa giữa nhu cầu thực tế cuộc sống người dân với những tiêu chí cốt lõi trong công tác bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phố cổ Hà Nội, phù hợp với chuẩn mực của  di sản văn hoá thế giới(5) đồng thời tập trung vận dụng nhiều hơn các yếu tố theo chiều sâu mà chủ yếu là tiến bộ khoa học công nghệ bảo tồn, nguồn nhân lực chất l ượng cao và khả năng quản lý của một chính quyền đô thị tiên tiến, hiện đại, tích cực đi vào phát triển kinh tế du lịch, thư ơng mại( đặc tính th ương mại ở khu phố cổ Hà Nội nên ưu tiên là một khu vực trung tâm th ương mại bán lẻ, bán buôn, không nên phát triển những cao ốc hay trung tâm thương mại có diện tích tập trung lớn).

   Yếu tố cốt lõi của bảo tồn di sản kiến trúc và đô thị phố cổ Hà Nội này là chất lượnng (chất lượng tiêu chí xác định công trình có giá trị bảo tồn, chất lượng quy hoạch bảo tồn khu phố cổ Hà Nội, chất lượng công việc chỉnh trang, cải tạo, bảo tồn các đoạn phố, tuyến phố, ô phố, công trình nhà ở, đình, chùa…, chất lượng hoạt động các sản phẩm văn hóa phi vật thể như  lễ hội truyền thống, phố chợ đêm, phố nghề… , chất lượng lãnh đạo, quản lý,chất lượng cuộc sống của người dân phố cổ Hà Nội ngày một nâng cao,...Chất lượng bảo tồn trong việc đáp ứng được các chuẩn mực về di sản văn hóa thế giới). Việc điều chỉnh cấu trúc khu phố cổ Hà Nội được đặt ra trong thời điểm hiện nay là cần thiết trước những bức xúc về việc đô thị hóa quá nhanh khiến cấu trúc đô thị phố cổ Hà nội đang bị phá vỡ không kiểm xoát được, như vậy cũng là để thật sự tạo ra sự phát triển đô thị phố cổ Hà Nội hài hòa và bền vững. Đây sẽ là một quá trình đi từng bước vững chắc rất tích cực và thiết thực, tiến hành liên tục, biến những nghiên cứu và những dự án thí điểm được thực hiện từ rất lâu từ trước cho đến nay(6), tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm, đề xuất ngay công tác xác định các tiêu chí giá trị lịch sử, giá trị công trình, giá trị cảnh quan…, trên cơ sở đó tiến hành ngay quy hoạch bảo tồn phố cổ Hà Nội, sau đó trong một số năm của thời kỳ tới, có những việc có thể làm nhanh, có những việc cần phải có nhiều thời gian nh ng phải liên tục, có sự nối tiếp từ giai đoạn này đến giai đoạn khác và phải chú trọng đến tổng thể bảo tồn di sản kiến trúc và đô thị phố cổ Hà Nội .

   Làm thế nào để thực hiện được điều chỉnh cấu trúc phố cổ Hà Nội trong bảo tồn di sản kiến trúc và đô thị phố cổ Hà Nội?

   Trước hết phải xoạn thảo lại Chiến lược, đề cương bảo tồn di sản kiến trúc và đô thị phố cổ Hà Nội. Nội dung quan trọng nhất của Chiến lược là điều chỉnh cấu trúc khu phố cổ Hà Nội theo chuẩn mực di sản văn hóa thế giới, có sự gắn kết hữu cơ với Hoàng thành Thăng Long, khu phố cũ, sông Hồng để Hà Nội vươn lên trở thành một thành phố điển hình trong việc trùng tu, bảo tồn đô thị phố cổ Hà Nội, nhờ đó tiếp tục đề cử UNESSCO đưa khu phố cổ Hà Nội vào danh sách các di sản văn hóa thế giới.

Thứ hai phải đổi mới tư duy, nhận thức đúng đắn phù hợp với yêu cầu này trong tất cả các cấp, các ngành đến từng ngư ời dân. Khắc phục cho đư ợc bệnh thành tích, sự vô cảm, tư  duy nhiệm kỳ, thiếu ý chí đổi mới và tinh thần trách nhiệm.

Thứ ba, cùng với việc xây dựng và hoàn chỉnh tiêu chí  xác định công trình có giá trị bảo tồn , quy hoạch bảo tồn di sản kiến trúc và đô thị phố cổ Hà Nội, phải có chư ơng trình cụ thể của từng ngành, lĩnh vực, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội để cụ thể hóa chiến lược chung của toàn thành phố, của cả nước.

Thứ tư, Chính phủ, thành phố Hà Nội ban hành các chính sách, cơ chế cần thiết để điều tiết, thúc đẩy việc thực hiện.

 Thứ năm, thường xuyên việc chỉ đạo thực hiện, đôn đốc, kiểm tra (đây là khâu yếu nhất phải khắc phục). Vai trò của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm ở tất cả các cấp là yếu tố quyết định.

   Chúng ta đã nói nhiều đến bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể phố cổ Hà Nội như ng có lẽ sự khởi động đã chậm. Hy vọng rằng đừng để chậm hơn nữa, đây cũng là lý do cho việc cần thực hiện đề án:  “Bảo tồn di sản Kiến trúc và đô thị khu phố cổ Hà Nội”.

              Chú giải:

(1)   Điều chỉnh cấu trúc khu phố cổ Hà Nội: Trong phạm vi bài viết này có thể hiểu là những thay đổi chính sách thực hiện bởi Thành phố Hà Nội, ban quản lý phố cổ Hà Nội trong công tác cải tạo, trùng tu, bảo tồn. Những thay đổi cần phải có khi thực tế hiện trạng khu phố cổ Hà Nội hiện nay ( tính đến thời điểm năm 2010) đã phát triển khác xa so với năm 1995 ( Khu phố cổ: Khi xây dựng phải tuân thủ các quy định của Quyết định số 70 BXD/KT-QH ngày 30/3/1995 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt quy hoạch bảo vệ, tôn tạo và phát triển khu phố cổ Hà nội và Điều lệ tạm thời về quản lý xây dựng, bảo tồn và tôn tạo khu phố cổ Hà nội ban hành kèm theo Quyết định số 45/1999/QĐ-UB ngày 4/6/1999 của UBND Thành phố và các quy định trong quy hoạch chi tiết 1/500 quận Hoàn Kiếm đã được phê duyệt ban hành), việc điều chỉnh cấu trúc khu phố cổ Hà Nội đảm bảo rằng phù hợp với những quy định, điều luật của bộ luật di sản văn hóa của Việt Nam, phù hợp với những chuẩn mực công nhận di sản văn hóa thế giới của tổ chức UNESSCO với mục tiêu giảm khả năng sự mất cân bằng trong công tác bảo tồn những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể khu phố cổ Hà Nội và khả năng được công nhận là di sản văn hóa trong tương lai gần; 

(2)   Khu phố cổ Hà Nội tái cấu trúc liên tục và đổi mới: Trên nền đất khu phố cổ với diện tích khoảng 100 Ha là không thay đổi theo địa giới hành chính, nhưng những thay đổi diện mạo, cấu trúc ngôi nhà, đường phố trong quá trình cải tạo, xây mới diễn ra là thường xuyên, liên tục;

(3)   Khu phố cổ hà Nội - khu 36 phố phư ờng: là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long -Đông Đô - Hà Nội. Khu phố cổ Hà Nội thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm tổng diện tích khoảng 100 ha, có 76 tuyến phố thuộc 10 phường: phường Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa Đông, Lý Thái Tổ.

(4)   Bảo tồn tổng thể khu phố cổ Hà Nội:là quá trình nghiên cứu, thực hiện bảo tồn di sản đô thị phố cổ Hà Nội trên cơ sở giữ tổng thể những giá trị lịch sử, văn hóa, xã hội, làm nổi bật quá trình hình thành và phát triển khu phố cổ Hà Nội, sau đó mới bắt đầu đến việc quy hoạch, trùng tu, bảo tồn các ô phố, tuyến phố, quảng trường, ngôi nhà…

(5)   Chuẩn mực của  di sản văn hoá thế giới: Khu phố cổ Hà Nội có những giá trị nổi bật toàn cầu

a. Lưu giữ được nhiều tầng văn hóa, xã hội của một đô thị cổ đặc sắc
b. Là nơi diễn ra sự giao thoa văn hóa của phương Đông và thế giới.
c. Là trung tâm văn hóa, trung tâm thương mại quốc gia trong suốt thời kỳ dài.
d. Là một hạt nhân không thể tách rời với Hoàng Thành-Thăng Long trong cấu trúc: Thành thị  liên quan chặt chẽ với những sự kiện quan trọng và các giá trị biểu đạt văn hóa nghệ thuật của quá trình hình thành và phát triển quốc gia độc lập gần một thiên niên kỷ.

(6)   Những nghiên cứu, dự án bảo tồn phố cổ Hà Nội từ trước tới nay ( Khoảng hơn 15 năm) đã được thực hiện:

- Khoảng 20 nước trên thế giới đã cùng Hà Nội làm công việc nghiên cứu bảo tồn Phố cổ. Từ năm 1990, các chuyên gia Australia đưa ra điều chỉnh quy hoạch chi tiết cho Phố cổ Hà Nội,rồi sau đó lần lượt là: Bungari, Nhật Bản, Pháp, New Zealand, Italia... 

- Tất cả các Viện, trung tâm lớn của Nước ta cũng đã tham gia như Viện Kiến trúc,quy hoạch đô thị và nông thôn, trường đại học kiến trúc Hà Nội, trường đại học xây dựng…

- Năm 1999, ngôi nhà cổ 87 Mã Mây được cải tạo thí điểm theo một dự án có sự hợp tác giữa hai thành phố Hà Nội và Toulouse (Pháp)

- Năm 2000, nhà 38 Hàng Đào - nguyên là đình Đồng Lạc (đình chợ bán yếm lụa) tiếp tục được bảo tồn.

- Ngôi nhà số 51 Hàng Bạc là dự án thí điểm đầu tiên về tu bổ lại chỗ ở (2003-2004)

- Năm 2010, dự án trùng tu đã  thực hiện hoàn thành đền Quán Đế, 28 Hàng Buồm, Hà Nội,

- Năm 2010, dự án trùng tu thí điểm một tuyến phố Tạ Hiện cũng đã bắt đầu đi vào thực hiện.

 

                                                                                               KTS Nguyễn Hoàng Long

 

Xem phụ lục minh họa: Cấu trúc phố cổ Hà Nội biến đổi theo thời gian

     

  

ScreenShot011.JPG  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


  Bình luận của bạn
(*) Họ tên:  
(*) Email:  
(*) Tiêu đề:  
(*) Nội dung:  
Mã: 
79557

Nội dung các bình luận
 

  Các Tin khác
  + Thông báo (29/03/2023)
  + Thăng Long-Hà Nội 1000 năm văn hiến (08/09/2022)
  + Ngõ Hài Tượng (08/09/2022)
  + Phố Lãn Ông (08/09/2022)
  + Hàng Bạc - còn đó tinh hoa phố nghề (08/09/2022)
  + Phố Hàng Cuốc (08/09/2022)
  + Các giá trị của phố cổ Hà Nội -bài 2 (08/09/2022)
  + Các giá trị của phố cổ Hà Nội - bài 1 (08/09/2022)
  + Tên đường phố theo dòng lịch sử (08/09/2022)
  + Tên phố và công viên Hà Nội trước năm 1954 (08/09/2022)
 
 
Trang chủ Nội quy Liên hệ Lên đầu trang  
Cổng Thông Tin    Tiện ích    .    .    Phố cổ online    Phố Chuyên Doanh    Đô Thị Lịch Sử    Làng truyền thống    Cuộc sống    Nét văn hóa    Di sản    Bảo tồn    Du lịch    Ẩm thực    Âm nhạc    Thời trang    Hà Nội xưa    Góc Ảnh   

 Fanpage Phố cổ Hà Nội    

 
 
 

 


 PHỐ HÀNG CHUYÊN DOANH ONLINE: Dành cho các Chủ Shop VIP

 

 

 

Lên đầu trang

 

 

 

Lên đầu trang