Mấy ngày nay, người dân Hà Nội khi đi qua Ô Quan Chưởng đều ngỡ ngàng trước cảnh “thay áo" mới của cửa ô duy nhất còn lại trong 5 cửa ô cổ năm xưa. Nhiều người lo ngại, Thủ đô nghìn năm lại đang làm mới thêm một di tích lịch sử?
|
Phần trên của Ô Quan trưởng được chát mới. Ảnh: HT
|
Sau Đại lễ, Ô Quan Chưởng là một trong những công trình được “chỉnh trang” lại. Không còn thấy nét “rêu phong”, cổ kính, từng làm bao con tim xao xuyến.
Người dân sống xung quanh di tích lịch sử này cho hay, người ta đã tiến hành “chỉnh trang” cửa ô này cách đây khoảng 15 ngày.
Khi chúng tôi đến hỏi về việc này, Đại diện quận Hoàn Kiếm, nơi có Ô Quan Chưởng, cho biết: việc tu sửa cửa ô này là của Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch Hà Nội làm chủ đầu tư.
Tuy nhiên ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch Hà Nội thì ông này lại trả lời: “Cái này phải hỏi Ban quản lý Di tích ở phố Thợ Nhuộm”.
|
Cận cảnh "chiếc áo mới" của Ô Quan Chưởng. Ảnh: HT
|
Chưa rõ cơ quan nào chủ trì việc “chỉnh trang” Ô Quan Chưởng, nhưng một người dân chứng kiến việc này tỏ ra lo ngại: “Liệu sau này, cửa ô cuối cùng có còn giữ được nét cổ xưa?”
Cửa ô duy nhất còn lại của Hà Nội xưa
Ô Quan Chưởng nằm trong danh tiếng 5 cửa ô của Hà thành: Ô Cầu Giấy, Ô Cầu Dền, Ô Chợ Dừa, Ô Đống Mác và Ô Quan Chưởng. Phố Ô Quan Chưởng dài 80m, từ đường Trần Nhật Duật đến cửa ô Đông Hà, nối với phố Hàng Chiếu và nối ra phía đê sông Hồng. Phố được hình thành từ thời Pháp thuộc, có tên là Rue des Nattes en joncs (nghĩa là phố Chiếu Cói), chuyên buôn các loại chiếu cói từ Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình chở lên.
|
Ô Quan Chưởng trước khi "chỉnh trang"
|
Nói về thành lũy ở Việt Nam thì nhiều địa phương có. Nhưng cửa ô thì chỉ ở Hà Nội mới có. Và tới nay thì Hà Nội cũng chỉ còn có một cửa Ô Quan Chưởng. Đây là một trong 21 cửa ô mở qua tường phía Đông của tòa thành đất bao quanh khu Kinh thành Thăng Long xưa được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749).
Theo Thanglong.cinet.vn
|