36phophuong.vn      TIn tuc su kien
Trang chủ
Cổng Thông Tin
 Bảng tin Phố Cổ
 Phố cổ Hà Nội
 76 tuyến phố cổ
 Cộng đồng
Tiện ích
.
.
Phố cổ online
Phố Chuyên Doanh
Đô Thị Lịch Sử
Làng truyền thống
Cuộc sống
Nét văn hóa
Di sản
Bảo tồn
Du lịch
Ẩm thực
Âm nhạc
Thời trang
Hà Nội xưa
Góc Ảnh
Trang chủ > Cổng Thông Tin > Sự kiện và bình luận >
  Ứng xử giao thông phố cổ Hà Nội Ứng xử giao thông phố cổ Hà Nội , 36phophuong.vn
 
Ứng xử giao thông phố cổ Hà Nội

 Hà Nội ta, không ở chỗ nào, mật độ du khách nước ngoài lại đông như khu vực khu phố cổ. Cũng không ở nơi nào mật độ giao thông lại đông đúc như khu phố khổ...

Bài toán giao thông ở khu phố cổ đã trải qua nhiều lần thử nghiệm. Đã có những thử nghiệm đi vào cuộc sống, được đông đảo người dân và người tham gia giao thông từng bước thừa nhận, dần đi vào nền nếp. Như: nhiều con phố từ đi hai chiều, nay đi một chiều cho mọi loại phương tiện hoặc một chiều cho ôtô; nhiều hè phố chỉ dành cho người đi bộ; một vài con phố lòng đường được dừng xe ôtô, đỗ xe ôtô, trông giữ xe gắn máy... Nhờ đó giao thông đã thông suốt hơn, người đi bộ, du khách có thể dạo trên hè phố để thưởng ngoạn, mua sắm hàng hóa lưu niệm đặc trưng của phố cổ, của Hà Nội và đặc trưng của văn hóa Việt Nam.

Nét đẹp của người nước ngoài trên đường phố Hà Nội: Cả người lớn và trẻ em đều đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp. Ảnh: VietnamNet

Tuy vậy, có những giải pháp chưa đi vào cuộc sống hoặc gây phản cảm, gây bất ngờ đối với người nước ngoài. Ta có thể bắt gặp cái nhún vai, lắc đầu, gương mặt thất thần, giật mình... của du khách nước ngoài khi họ bắt gặp tình trạng vượt đèn đỏ hay nói cho đúng hơn đèn màu gì thì ở khu phố cổ người Việt Nam ta, người Hà Nội ta, nổi tiếng là thanh lịch vẫn cứ đi. Chả có ở đâu cái câu “Đường ta ta cứ đi!” lại được minh chứng đầy đủ, hoàn hảo như thế! Chả có ở đâu người tự giác dừng lại khi có đèn đỏ lại lạc lõng như thế!

Không biết người Hà Nội, người khu phố cổ vốn mang trong mình nét văn hóa “thanh lịch” có ai thấy nổi da gà lên khi tự mình hoặc thấy người Hà Nội mình cứ vô tư, cứ cố tình vượt qua đèn đỏ không?

Không biết các nhà quản lý khi lắp đặt, vận hành hệ thống đèn xanh, đèn đỏ mà không người tuân thủ có nghĩ suy gì không?

Loài người, từ khi làm ra luật pháp đã đúc kết rằng: Thà không có luật pháp hoặc thiếu luật pháp thì hậu quả còn ít hơn, đỡ nguy hại hơn có luật pháp rành rành ra mà không được chấp hành.

Các nhà làm luật, các nhà quản lý cũng thường ít khi mơ mộng. Một khi đã có luật pháp, cho dù luật pháp đã gọt rũa đúng đắn đến mức hoàn hảo không tì vết cũng không dám tin rằng tự nhiên sẽ được người người tự giác thi hành. Rành rành là người “thanh lịch”, người “Tràng An” là thế mà tình cảnh trớ trêu như trên vẫn là chuyện thường ngày thì “giáo dục”, ‘tuyên truyền” cần đến bao nhiêu “mùa cam”, “mùa quýt” nữa?

Người ta bảo luật pháp chỉ được thực thi khi con người nhận thức được. Chả lẽ người “thanh lịch”, người “Tràng An” lại không nhận thức được sắc màu? Người ta cũng bảo luật pháp chỉ được thực thi khi có giám sát và xử lý cho nghiêm. Giám sát thì khỏi phải bàn. Bởi chưa đâu giám sát lại tầng tầng, lớp lớp như ở ta, lại có luật giám sát như ở ta. Thế mà xe máy, ôtô cứ như là đàn trâu, đàn bò, đàn voi chui qua như chỗ không có đèn xanh đèn đỏ! Thanh niên tình nguyện đâu? Thanh tra giao thông công chính đâu? Cảnh sát đâu? Và người “thanh lịch” đâu? “Tràng An” đâu mà không thấy giám sát?

Kinh nghiệm, “bài học” ở các nước văn minh: Kiểu đường phố, kiểu phố phường chật hẹp, kiểu phố chợ như khu phố cổ “thanh lịch” của Hà Nội ta thì: Tất cả các điểm giao cắt chỉ đặt các biển báo hiệu “Dừng lại” (Stop), tạo các gờ mấp mô phù hợp để các phương tiện phải bị cưỡng bức mà dừng lại, phải đi thong thả để không xung đột gây thương vong cho du khách và người Việt Nam mình.

Các cụm đèn xanh, đèn đỏ, chỉ có thể đi vào cuộc sống, khi người dân khu phố cổ, người Hà Nội mình nhận ra đèn xanh thì đi! đèn đỏ thì phải dừng lại! “Ngày ấy bao giờ?  Ngày ấy bao giờ?”.

Lò-V-Minh


  Bình luận của bạn
(*) Họ tên:  
(*) Email:  
(*) Tiêu đề:  
(*) Nội dung:  
Mã: 
65976

Nội dung các bình luận
 

  Các Tin khác
  + Thông báo (29/03/2023)
  + Thăng Long-Hà Nội 1000 năm văn hiến (08/09/2022)
  + Ngõ Hài Tượng (08/09/2022)
  + Phố Lãn Ông (08/09/2022)
  + Hàng Bạc - còn đó tinh hoa phố nghề (08/09/2022)
  + Phố Hàng Cuốc (08/09/2022)
  + Các giá trị của phố cổ Hà Nội -bài 2 (08/09/2022)
  + Các giá trị của phố cổ Hà Nội - bài 1 (08/09/2022)
  + Tên đường phố theo dòng lịch sử (08/09/2022)
  + Tên phố và công viên Hà Nội trước năm 1954 (08/09/2022)
 
 
Trang chủ Nội quy Liên hệ Lên đầu trang  
Cổng Thông Tin    Tiện ích    .    .    Phố cổ online    Phố Chuyên Doanh    Đô Thị Lịch Sử    Làng truyền thống    Cuộc sống    Nét văn hóa    Di sản    Bảo tồn    Du lịch    Ẩm thực    Âm nhạc    Thời trang    Hà Nội xưa    Góc Ảnh   

 Fanpage Phố cổ Hà Nội    

 
 
 

 


 PHỐ HÀNG CHUYÊN DOANH ONLINE: Dành cho các Chủ Shop VIP

 

 

 

Lên đầu trang

 

 

 

Lên đầu trang