36phophuong.vn     
Trang chủ
Cổng Thông Tin
Tiện ích
.
.
Phố cổ online
Phố Chuyên Doanh
Đô Thị Lịch Sử
Làng truyền thống
Cuộc sống
Nét văn hóa
Di sản
Bảo tồn
Du lịch
Ẩm thực
Âm nhạc
Thời trang
Hà Nội xưa
Góc Ảnh
Trang chủ > Cộng Đồng >
  Không biết bảo tồn, con cháu sẽ phải trả giá! Không biết bảo tồn, con cháu sẽ phải trả giá! , 36phophuong.vn
 
Không biết bảo tồn, con cháu sẽ phải trả giá!

 Từ năm 1986 đến nay, những di sản kiến trúc ở khu phố cổ đã mất đi một cách công khai, không thể cứu vãn. Đó là nhận định chung được nhiều kiến trúc sư đưa ra tại Hội thảo quốc tế về kiến trúc Hà Nội đương đại vừa diễn ra tại Hà Nội.

 

  Kiến trúc đô thị Hà Nội qua mỗi thời kỳ có một dấu ấn riêng. Từ khi đổi mới đến nay, bên cạnh những công trình mang tính thời đại thì sự phát triển ồ ạt của nhà ở do dân tự xây dựng đã khiến đô thị Hà Nội chuyển sang sự hỗn loạn bất quy tắc.

Nhà ở đua nhau mọc lên

Nhìn nhận và đánh giá kiến trúc công trình trong thời gian từ 1986 đến nay có thể thấy rõ sự thay đổi mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực, từ nhà ở cho tới các loại hình nhà công cộng.
 

Khu phố Cổ Hà Nội xưa. Ảnh: nguoihanoi.com.vn
Khu phố Cổ Hà Nội xưa. Ảnh: nguoihanoi.com.vn


Sau nhiều năm bao cấp, lần đầu tiên người dân Hà Nội tự bỏ tiền xây nhà cho mình, hoặc cải tạo sửa sang nơi ở, dỡ bỏ những che chắn. Nhưng cũng vì thế đã dẫn đến hiện tượng nhà cửa đua nhau mọc lên, trong khi nhiều người lợi dụng sự buông lỏng quản lý, lợi dụng những quy định chưa rõ ràng, tranh thủ những mảnh đất trống để vươn ra mặt đường, cố gắng vươn rộng ở phía trên cao.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, theo GS.TS.KTS Nguyễn Việt Châu – Tổng biên tập Tạp chí Kiến trúc là do giải pháp xây dựng nhà ở bằng kiểu quy hoạch chia lô tồn tại một thời gian khá dài, tuy có ưu điểm là huy động tối đa vốn của dân và nhanh chóng hình thành bộ mặt đô thị. Nhưng vì thiếu nghiên cứu nên đã tạo nên những tuyến phố lộn xộn, kém thẩm mỹ, ít kinh tế trong xây dựng, lãng phí đất đô thị.

Đối với các công trình nhà tập thể vốn chất lượng và tiện nghi thấp, lại thiếu sự quản lý và bảo trì nên nhanh chóng xuống cấp. Số người tăng lên, hộ mới tách ra, những ban công biến thành chỗ ở, thành khu phụ, tạo những chiếc cũi khổng lồ được gọi là những “chuồng cọp”.

Nếu như trước năm 1998 chỉ mới từng bước áp dụng mô hình xây nhà theo dự án thì từ năm 2000 việc xây nhà ở đã được tập trung chủ yếu vào khu đô thị mới.
 

Khu phố Cổ Hà Nội nay. Ảnh: nguoihanoi.com.vn
Khu phố Cổ Hà Nội nay. Ảnh: nguoihanoi.com.vn


Đặc biệt, để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho các hộ dân, Hà Nội đã có nhiều cơ chế chính sách đầu tư cho nhà cao tầng như: nhà ở cho đối tượng có thu nhập thấp, đối tượng chính sách, nhà bán trả dần,…

Bình quân diện tích nhà ở đầu người năm 2010 là 8m2. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là các chính sách nhà ở của Hà Nội cần minh bạch và rõ ràng hơn để nhà ở thực sự đến được đúng đối tượng có nhu cầu.

Theo KTS. Ngô Doãn Đức – Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam: “Hiện nay nói chưa có văn bản pháp lý nào quy định hay hướng dẫn về xây dựng nhà ở thì cũng chưa đúng. Thực tế là có nhưng chưa đi vào đời sống, vì thế nhà ở hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như: việc xây dựng tràn lan, không tuân theo quy hoạch, dẫn đến phá vỡ kiến trúc Thủ đô, các quy định về nhà ở còn nhiều điểm chưa rõ ràng, người dân cũng như cơ quan quản lý rất khó để quy chiếu,…”.

Cuộc đua chinh phục các đỉnh cao

Thời kỳ từ 1986 đến nay cũng là giai đoạn phát triển nhanh chóng các loại nhà công cộng, được đánh dấu bằng nhiều công trình quan trọng, đa dạng về thể loại với các công năng khác nhau như: nhà văn hóa, nhà tưởng niệm, khách sạn, bảo tàng,…

Đặc biệt, với sự đầu tư và thiết kế của các kiến trúc sư nước ngoài đã xuất hiện những loại hình mới, mang dấu ấn kiến trúc thời đại như: các cao ốc văn phòng, khách sạn, các trung tâm thương mại, các resort nghỉ dưỡng cao cấp,…

Theo KTS Ngô Doãn Đức: “Một trong những công trình tạo dấu ấn nổi bật của kiến trúc Hà Nội đương đại là khu Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình và tới đây là khu tòa nhà Quốc hội”.

Ngoài ra, sự bùng nổ của các tòa nhà cao tầng như: Chung cư, khách sạn, Office Buiding đã khiến các chủ đầu tư, các doanh nghiệp lao vào cuộc đua chinh phục các đỉnh cao, các nhà “chọc trời” liên tiếp ra đời: Tòa nhà Keng Nam chưa xây xong đã nhanh chóng phải nhường kỷ lục cao nhất cho các tòa nhà của Tập đoàn Dầu khí và Công trình Kinh Bắc 102 tầng sắp khởi công xây dựng.

“Nhu cầu nhà ở tăng cao cùng sự cạnh tranh của các nhà đầu tư đã khiến Hà Nội trở thành thị trường nhà đất, bất động sản sôi động hàng đầu châu Á (chỉ đứng sau Trung Quốc)”, GS.TS.KTS Nguyễn Việt Châu nhận định .

Hãy cứu lấy phố cổ!

Theo các kiến trúc sư, một nét đáng chú ý khác của kiến trúc Hà Nội là sự xâm hại khu phố cổ thời kinh tế thị trường ngày một đáng lo ngại.

Nếu như thời chiến tranh và bao cấp khu phố cổ ít có sự biến động thì từ năm 1986 đến nay, những di sản kiến trúc đã mất đi một cách công khai, không thể cứu vãn.

Biểu hiện cụ thể được nhiều kiến trúc sư đưa ra tại hội thảo là trong khu phố cổ, ngày càng xuất hiện nhiều nhà xây cao 4-5 tầng, với kiến trúc mới hoặc sửa chữa lại nhà cũ một cách tùy tiện. Nhiều công trình thờ cúng tín ngưỡng và nhà ống quý giá đang mục nát hư hỏng.

Mật độ dân số quá cao và tình trạng chưa có được sự đồng thuận giữa người ở và chính quyền thành phố về việc bảo tồn tôn tạo khu phố cổ đang là những khó khăn cơ bản không dễ gì giải quyết.

“Công tác bảo tồn và phát huy những di sản kiến trúc chưa được coi trọng, việc nghiên cứu bản sắc dân tộc chưa tìm được hướng đi. Phát triển chưa đi đôi với bảo tồn dẫn đến những sai lầm đáng tiếc mà con cháu chúng ta sẽ phải trả giá sau này”, GS.TS.KTS Nguyễn Việt Châu nhấn mạnh.

Đến nay, theo Hội kiến trúc sư Việt Nam, với sự giúp đỡ của Pháp chỉ mới trùng tu lại một cách bài bản được vài ngôi nhà ở 58 Mã Mây, 30 Hàng Đào và 52 Hàng Bạc,…

  • N.Yến 

  Bình luận của bạn
(*) Họ tên:  
(*) Email:  
(*) Tiêu đề:  
(*) Nội dung:  
Mã: 
28700

Nội dung các bình luận
 

  Các Tin khác
  + Phải bảo tồn, tôn tạo vẻ đẹp và giá trị gốc (08/09/2022)
  + Bảo tồn phố cổ Hà Nội: Người dân, nhà quản lý, nhà chuyên môn chưa gặp nhau (08/09/2022)
  + Bảo tồn phố cổ Hà Nội: Người dân phải là chủ thể (08/09/2022)
  + Hà Nội ấn tượng trong mắt du khách nước ngoài (23/12/2020)
  + Không có phố cổ, chỉ có phố cũ (01/02/2011)
  + Ngôi nhà “cổ nhất Hà Nội”: “Tôi đã nghĩ, thế nào cũng có lúc bị cháy!” (27/01/2011)
  + Điểm nhấn kiến trúc cho khu phố cổ (27/01/2011)
  + Chất lượng cuộc sống ở Hà Nội bị bụi đe dọa phía đường Trần Quang Khải (27/01/2011)
  + Quá chậm trong việc bảo tồn phố cổ Hà Nội (27/01/2011)
  + Cải tạo mặt phố Tạ Hiện: Có làm mất hồn phố cổ? (27/01/2011)
 
 
Trang chủ Nội quy Liên hệ Lên đầu trang  
Cổng Thông Tin    Tiện ích    .    .    Phố cổ online    Phố Chuyên Doanh    Đô Thị Lịch Sử    Làng truyền thống    Cuộc sống    Nét văn hóa    Di sản    Bảo tồn    Du lịch    Ẩm thực    Âm nhạc    Thời trang    Hà Nội xưa    Góc Ảnh   

 Fanpage Phố cổ Hà Nội    

 
 
 

 


 PHỐ HÀNG CHUYÊN DOANH ONLINE: Dành cho các Chủ Shop VIP

 

 

 

Lên đầu trang

 

 

 

Lên đầu trang