36phophuong.vn     
Trang chủ
Cổng Thông Tin
Tiện ích
.
.
Phố cổ online
Phố Chuyên Doanh
Đô Thị Lịch Sử
Làng truyền thống
Cuộc sống
Nét văn hóa
Di sản
Bảo tồn
Du lịch
Ẩm thực
Âm nhạc
Thời trang
Hà Nội xưa
Góc Ảnh
Trang chủ > Người Nước Ngoài >
  100 lý do để sống ở Hà Nội (Phần 1) 100 lý do để sống ở Hà Nội (Phần 1) , 36phophuong.vn
 
100 lý do để sống ở Hà Nội (Phần 1)

 Mark Rapoport, người New York, đã có 8 năm cùng vợ ngụ cư ở Hà Nội. Ông hiện cùng một cộng sự Việt Nam mở gallery giới thiệu và kinh doanh các sản phẩm truyền thống của rất nhiều tộc người trên khắp đất nước Việt Nam, mang tên 54 traditions (54 truyền thống). Cửa hàng nằm trên một con phố “Hàng” của Hà Nội xưa. Giờ đây hầu như năm nào, hai người con của Mark cũng sang Hà Nội thăm bố mẹ, và du ngoạn khắp thành phố mà họ thống nhất với ông bà là “nơi lựa chọn số 1 để sống của cả gia đình”. Bốn người đã cùng nhau lập nên một danh mục 100 lý do để yêu thích và muốn sống ở Hà Nội. Được sự đồng ý của họ, chuyên mục Những góc nhìn Hà Nội xin giới thiệu với bạn đọc “danh mục độc đáo” này như một tham khảo thú vị cho người Hà Nội nói riêng, người Việt Nam chúng ta nói chung để cùng ngắm nhìn lại thành phố của mình và để yêu Hà Nội hơn.


Mark Rapoport và gia đình ông ở Hà Nội


Đầu đề của “tác phẩm” này nguyên văn: 100 lý do để chúng tôi thích sống ở Hà Nội - thành phố của sự lao động cần cù và tình yêu trẻ trung, Jane Hughes; Mark, Robert và Alison Rapoport, sau 8 năm ở đây:

1. Con người - thân thiện nhất, trung thực nhất và nồng ấm nhất so với bất cứ nơi đâu.

2. Con người - làm việc cần cù nhất, ít cằn nhằn nhất, lạc quan nhất so với bất cứ đâu.

3. Sự độ lượng của người Việt Nam (nói chung). Họ khiến chúng tôi cảm thấy được chào đón khi mà chỉ hơn 30 năm trước, một cuộc chiến tranh với sự tham dự của người Mỹ khiến cho 1/8 dân số Việt Nam thiệt mạng, 250 ngàn lính Mỹ chết và mất tích và đem lại cuộc sống cùng khổ cho tất thảy những ai còn sống… Đây là điều mà chúng tôi không thể đo đếm được song cũng là điều mà vì nó, ngày nào tôi cũng thật sự biết ơn.

Còn 44 tuần nữa

     Hòa cùng cả nước đếm ngược thời gian hướng về Đại lễ Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội (10/2010), hãy cùng TT&VH Cuối tuần khám phá lại một “Hà Nội mến yêu” từ những góc nhìn “lạ”, những góc nhìn từ “bên ngoài”, của những người không biết nói “tiếng Hà Nội”, nhưng họ đã, hoặc tình cờ, hoặc bị thu hút, đến với thành phố này, khám phá nó. Góc nhìn Hà Nội của người nước ngoài, phần nào cho chúng ta thấy một Hà Nội khác, một Hà Nội không còn chỉ của riêng người Hà Nội, người Việt Nam, mà còn là một thành phố của con người.y hộp đều có thể thay đổi.

4. 
Cả thành phố - một thành phố thực, một thành phố châu Á đích thực, thật dễ đi bộ, sạch sẽ và sống động trên mọi con phố.


5. Thành phố - một địa điểm hết sức an toàn, nơi thanh thiếu niên có thể đi bộ và tự khám phá mọi ngõ ngách mà không cần có cha mẹ theo cùng.

6. Những cái hồ - đây là một thành phố của những cái hồ, có hàng tá, trong đó đa phần đều có đường đi bộ và công viên bao quanh.

7. Cái hồ của chúng tôi - Hồ Tây - cái hồ rộng nhất thành phố, bằng cỡ Công viên trung tâm ở New York - nơi có người dân hàng ngày bắt tôm, cá, chèo thuyền bằng chân.

8. Vùng phụ cận của chúng tôi - khu vực trồng hoa của Hà Nội chừng 15 năm trước, nay hầu hết thành nơi cư trú của tầng lớp trung lưu, lúc nào cũng vội vàng, hối hả.

9. Hàng xóm của chúng tôi - nồng nhiệt, cởi mở, không bao giờ quên nhắc con cái họ nói “Hello, how are you?” (Xin chào, ông/ bà có khỏe không?) với những hàng xóm người nước ngoài như chúng tôi.


10. Con phố của chúng tôi (thực tế là một ngõ lớn trên một con phố ven Hồ Tây), rộng 3m, sáng sớm, trưa và tối đều thật yên ắng, thời gian còn lại luôn nhộn nhịp với những công nhân xây dựng, lũ trẻ con, người đi chợ, những cửa hiệu làm đẹp, xe ôm, các quán hàng nhỏ và rất nhiều hoạt động sống khác nữa.

11. Ngôi nhà của chúng tôi - 4 tầng, 3 tầng đều có mở không gian nhìn ra hồ, và một sân thượng thoáng đãng.

12. Sân thượng - nơi tuyệt vời để ngắm nhìn phong cảnh và cũng tuyệt vời lạnh (đôi khi là quá tuyệt, khi có gió mùa).

13. Cái vòng chơi bóng rổ ở sân sau - thứ mà suốt 50 năm sống ở Mỹ, tôi hằng mong muốn có được, và thật mỉa mai là phải đến Hà Nội, điều đó mới thành sự thực!

14. Chủ nhà của chúng tôi - ông Quang và gia đình ông ấy - nhiều thế hệ sống quây quần bên nhau, là những người bạn tốt, tình cờ giúp chúng tôi có căn nhà để ở cùng bao trải nghiệm nơi thành phố này. Nay, họ sống kế bên chúng tôi.

 

15. Những con thạch sùng trong nhà. Ở New York, chúng tôi không biết thứ này nên phải mất một chút thời gian để làm quen với chúng ở Hà Nội (nhất là khi chúng kêu trong đêm). Tuy nhiên, chúng giữ cho nhà cửa sạch côn trùng, thật tốt như các chú mèo biết bắt chuột vậy.

16. Người giúp việc bán thời gian của chúng tôi - một người ấm áp, như một niềm vui lớn của gia đình chúng tôi, người đem tới thức ăn tươi sống tuyệt vời, hoa tươi thường xuyên có trong nhà và luôn mỉm cười.

17. Người sửa giày hàng xóm - nhanh và tiết kiệm, không đến 1USD cho một cái lót đế mới (tất nhiên, nó vốn là miếng lốp xe tải cũ nhưng cũng giúp ta đi được ít nhất 5 ngàn dặm).


Một góc Hà Nội - Ảnh: Ngô Xuân Phú


18. Hàng phở cạnh nhà, món ăn sáng của người Việt Nam: bánh phở, nước luộc gà, thịt bò thái miếng, chanh và hành tươi, thêm ớt. Quán ăn cách nhà chúng tôi chừng 4m, ngon nhất thành phố đối với những người ăn sớm. Nếu 9h sáng mà bạn chưa đến đó, bạn phải đợi đến ngày hôm sau…

19. Bánh mì nóng của những bà cụ già bán ngoài phố, mới, nóng, cứng và giòn, và thuận mua vừa bán…

20. Lũ trẻ con hàng xóm - rất đông, chơi bi và đá bóng trong ngõ, vội vã thực hành những câu nói tiếng Anh mỗi khi đi hoặc chạy ào ngang qua chúng tôi.

21. Quán ăn nhẹ gần nhà (một trong số nhiều, thực thế), nhân viên là bốn thế hệ phụ nữ trong gia đình, luôn muốn chúng tôi thử các món ăn mới của họ, hoa quả tươi thì luôn tuyệt vời, bánh chuối và bánh khoai rán vừa giòn vừa mềm, hay món ốc nướng có tỏi…

22. Bún chả - tiêu chuẩn ăn trưa của người dân nơi đây.

23. Cà phê đen pha phin, được làm từ cà phê hạt tẩm và rang theo cách riêng ở đây, rất đậm, có lẽ đây là một trong những lí do khiến người dân nơi này làm việc được lâu và bền bỉ.

24. Trạm dân phòng ở cuối ngõ. Họ là những người đã nhiều tuổi, không bao giờ đồng ý cho bạn chụp ảnh nếu bức chân dung Cụ Hồ treo trên tường không phải ở chính giữa khuôn hình bạn định chụp.

25. Các quán bia hơi góc phố, phục vụ bia hơi tươi ngon của nội địa, xuất hiện khắp nơi khi chiều xuống.

26. Ngõ Bảo Khánh - như một New Orleans cổ xưa thu nhỏ, một ngõ phố của âm nhạc, quán rượu và tuổi trẻ, ngay cạnh cái hồ trung tâm song lại tự thu mình thành một thế giới riêng…

27. Quán rượu Polite (lịch thiệp) ở ngõ Bảo Khánh, một nơi đúng như tên gọi. Những nhân viên phục vụ trong đồng phục của bia Tiger hay Carlsberg dụ bạn uống bia của họ với nụ cười luôn trên môi.

28. Nhà hàng bia Legend theo phong cách Bavaria, với màn hình TV cỡ lớn, các thùng bia to vật và khách hàng từ khắp thế giới. Một nơi tuyệt vời để xem World Cup.

29. Người hàng xóm bán bánh mì - đến 80 tuổi rồi, vì bà vận áo cánh truyền thống của người già Việt Nam, răng nhuộm đen, nhai trầu và nhổ nước miếng đỏ suốt ngày, vẫn ngoái đầu cười lớn mỗi khi tôi xòe vài nghìn đồng mua hai ổ bánh mì nóng rất Việt Nam.

30. Người mua đồng nát hàng xóm - một phụ nữ trung niên, dãi dầu sương gió, cao chưa đến 1,5m, vận quần áo vá. Cô ấy mua đủ loại chai lọ, bìa carton, đồ nhựa. Chúng tôi không lấy tiền khi có đống đồ nào đó phù hợp dành cho cô ấy, vì vậy, cô ấy có vẻ vui. Khi đó, nụ cười của cô lại chính là niềm vui của chúng tôi.

31. Những người làm vệ sinh đường phố, hầu như chỉ toàn phụ nữ, đẩy loại xe chở rác nhỏ quanh khu vực được phân công, gõ kẻng ra dấu cho mọi người đến đổ rác, làm sạch mọi ngõ ngách của thành phố này.

32. Những bộ quần áo may đo (chỉ bằng 10% giá tiền ở Mỹ), hầu như, đó chỉ là chút xa xỉ thứ yếu và thú vị (song sẽ lại là mối lo lớn nếu hành lý của bạn bị mất trên đường đến đất nước này).

33. Những tấm pano “tuyên truyền cách mạng” rải rác trong thành phố. Nhiều màu đỏ và vàng (màu dân tộc), công nhân, bộ đội, nông dân, người thiểu số, tất cả sải bước bên nhau một cách tự tin hướng đến tương lai tươi sáng hơn (còn áp phích về “chặn đứng AIDS và ma túy”, hầu hết đều có hình ảnh kim tiêm, đầu lâu, những bao cao su mỉm cười, nhảy múa…)

(Còn nữa)
 
Phong Vân (thực hiện)

  Bình luận của bạn
(*) Họ tên:  
(*) Email:  
(*) Tiêu đề:  
(*) Nội dung:  
Mã: 
46328

Nội dung các bình luận
 

  Các Tin khác
  + Phải bảo tồn, tôn tạo vẻ đẹp và giá trị gốc (08/09/2022)
  + Bảo tồn phố cổ Hà Nội: Người dân, nhà quản lý, nhà chuyên môn chưa gặp nhau (08/09/2022)
  + Bảo tồn phố cổ Hà Nội: Người dân phải là chủ thể (08/09/2022)
  + Không biết bảo tồn, con cháu sẽ phải trả giá! (08/09/2022)
  + Hà Nội ấn tượng trong mắt du khách nước ngoài (23/12/2020)
  + Không có phố cổ, chỉ có phố cũ (01/02/2011)
  + Ngôi nhà “cổ nhất Hà Nội”: “Tôi đã nghĩ, thế nào cũng có lúc bị cháy!” (27/01/2011)
  + Điểm nhấn kiến trúc cho khu phố cổ (27/01/2011)
  + Chất lượng cuộc sống ở Hà Nội bị bụi đe dọa phía đường Trần Quang Khải (27/01/2011)
  + Quá chậm trong việc bảo tồn phố cổ Hà Nội (27/01/2011)
 
 
Trang chủ Nội quy Liên hệ Lên đầu trang  
Cổng Thông Tin    Tiện ích    .    .    Phố cổ online    Phố Chuyên Doanh    Đô Thị Lịch Sử    Làng truyền thống    Cuộc sống    Nét văn hóa    Di sản    Bảo tồn    Du lịch    Ẩm thực    Âm nhạc    Thời trang    Hà Nội xưa    Góc Ảnh   

 Fanpage Phố cổ Hà Nội    

 
 
 

 


 PHỐ HÀNG CHUYÊN DOANH ONLINE: Dành cho các Chủ Shop VIP

 

 

 

Lên đầu trang

 

 

 

Lên đầu trang