Di sản
|
|
|
Chơi cờ người
Một ván cờ tướng, một trò chơi trí tuệ cổ truyền của người phương Đông diễn ra bên bờ Sông Hồng, phía xa là bóng chiếc cầu sắt hiện đại, thành quả của nền văn minh cơ khí phương Tây có thể mang lại cho chúng ta ý niệm về những thay đổi của xã hội Việt Nam ở đầu thế kỷ XX.
|
Chi tiết »
|
|
Múa Rồng
Con Rồng đã trở thành linh vật của người dân Việt, gắn liền với tâm thức về “Con Rồng Cháu Tiên”. Con Rồng cũng là biểu tượng gần gũi với cư dân của nền văn minh lúa nước ở vùng Đông Á và biểu thị cho cả quyền uy của tự nhiên cũng như trong xã hội.
|
Chi tiết »
|
|
|
Cây cầu nối liền hai thế kỷ
Chiếc cầu thép bắc ngang sông Hồng gắn bó với Hà Nội hơn một thế kỷ, thoạt kỳ thuỷ mang tên Cầu Doumer (tên của vị Toàn quyền Đông Dương đã quyết định xây cây cầu này như một điểm nhấn quan trọng của công cuộc khai thác thuộc địa gắn với tuyến đường sắt chiến lược Hải Phòng-Vân Nam (Trung Quốc). Dân quen gọi là Cầu Sông Cái; còn sau khi Pháp bị Nhật hất cẳng (3/1945) thì ông đốc lý Hà Nội của Chính phủ Trần Trọng Kim mới đặt tên là Cầu Long Biên dùng cho đến nay.
|
Chi tiết »
|
|
Phong cách chủ đạo trong kiến trúc HN thời Pháp thuộc (II)
Phong cách kiến trúc Art Deco, Phong cách kiến trúc Đông Dương, Phong cách kiến trúc Pháp - Hoa, Phong cách kiến trúc Neo - Gothic với các công trình tiêu biểu như: Chi nhánh ngân hàng Đông Dương, Toà nhà chính Đại học Đông Dương, Nhà hàng Thuỷ Tạ, Nhà thờ lớn Hà Nội... tiếp tục được giới thiệu.
|
Chi tiết »
|
|
Tượng đài giai đoạn Pháp thuộc
Trong chuyên đề này xin gới thiệu những tác phẩm tượng đài do người Pháp thực hiện tại Hà Nội và một số nơi khác, đã có rất nhiều tượng đài đã bị đập, phá bỏ đi sau khi Cách mạng tháng tám thành công, chỉ còn rất ít những tác phẩm điêu khắc còn lại, tuy vậy qua các bức ảnh sau đây cho ta thấy có những điều cần suy ngẫm về giá trị cảnh quan, giá trị nghệ thuật của tượng đài, tiểu cảnh trong giai đoạn này
|
Chi tiết »
|
|
Cấu trúc kiến trúc cổ Việt Nam
Những gì còn lại trên tại Việt Nam ngày nay cũng để người ta biết cách thức xây dựng trong dân gian và những quy định trong cấu tạo kiến trúc thời xưa, được gọi là “thức kiến trúc cổ Việt Nam”.
|
Chi tiết »
|
|
Phong cách chủ đạo trong kiến trúc HN thời Pháp thuộc (I)
Sự hiện diện đầu tiên của kiến trúc Pháp ở Hà Nội là từ năm 1803, khi vua Gia Long nhà Nguyễn cho xây lại thành Hà Nội theo kiểu Vauban dưới sự chỉ đạo của 4 kỹ sư công binh Pháp. Tuy nhiên phải đến khi thành lập khu Nhượng địa năm 1875 ở ven sông Hồng (kéo dài từ phố Phạm Ngũ Lão tới Quân y Viện 108 và bệnh viện Hữu Nghị ngày nay) thì những công trình phong cách kiến trúc Pháp mới thực sự có dấu ấn tại Hà Nội
|
Chi tiết »
|
|
Biệt thự phong cách Địa phương Pháp ở Hà Nội
Biệt thự phong cách Địa phương Pháp bắt đầu xuất hiện ở Hà Nội từ cuối thế kỷ 19 và đặc biệt phát triển vào những năm đầu thế kỷ 20. Những biệt thự đầu tiên thường là của gia đình các quan chức và sĩ quan Pháp, sau đó là những người Pháp sang Việt Nam làm ăn, sinh sống. Chủ nhân của các biệt thự này có nguồn gốc xuất xứ từ các địa phương khác nhau ở Pháp và do tâm lý nhớ quê hương (nostalgie) mà họ mong muốn được sống trong ngôi nhà giúp họ nhớ lại quê hương bản quán.
|
Chi tiết »
|
|
Kiến trúc trường học phong cách địa phương Pháp ở Hà Nội
Trong thời kỳ tiến hành Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất, đặc biệt từ 1920, năm mở đầu cho Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, rất nhiều người Pháp mang theo cả gia đình sang Hà Nội làm ăn, sinh sống. Nhu cầu học hành cho con em của họ dẫn tới việc xây dựng một loạt trường học dành cho học sinh người Pháp. Mở đầu là trường Grand Lycée Albert Saraut, tiếp đến là các trường Petit Lycée và trường Nữ học Pháp. Vì là các trường dành riêng cho con em người Pháp nên các nhà đầu tư cũng muốn đưa phong cách kiến trúc Địa phương Pháp vào việc xây dựng các ngôi trường này để thoả mãn tâm lý nhớ quê hương của những học sinh mới sang Việt Nam.
|
Chi tiết »
|
|
Biệt thự kiểu Art Deco ở Hà Nội
Trong quá trình kiếm tìm những hình thức kiến trúc mới đầu thế kỉ 20 nhằm thoát ly khỏi Chủ nghĩa Cổ điển đã đã ngự trị kiến trúc thế giới trong suốt hơn 400 năm trước đó, chủ thuyết Art Deco đóng một vai trò quan trọng. Ảnh hưởng của kiến trúc Art Deco đã thoát ly ra khỏi phạm vi một quốc gia hay một châu lục, những phương cách biểu hiện của Art Deco cũng không chỉ giới hạn ở những công trình kiến trúc thông thường mà còn vươn tới những toà nhà chọc trời ở Mỹ, một biểu tượng của công nghệ xây dựng mới nhất thời bấy giờ.
|
Chi tiết »
|
|
Kiến trúc nhà công cộng phong cách Art Deco ở Hà Nội
Năm 1918, chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, nước Pháp ra khỏi cuộc chiến với tư cách người thắng trận, song trên thực tế, kinh tế Pháp đã suy thoái nghiêm trọng, vị thế của nước Pháp trên trường quốc tế cũng bị lung lay. Do vậy, một chương trình khai thác thuộc địa trên quy mô rộng lớn nhằm khôi phục nền kinh tế và địa vị của nước Pháp trên trường quốc tế đã được thông qua năm 1921.
|
Chi tiết »
|
|
|
Biệt thự Tân cổ điển ở Hà Nội thời Pháp thuộc
Trong thời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1887 – 1918) người Pháp đã bắt đầu xây dựng Hà Nội theo mô hình Phương Tây. Những trục đường lớn được tổ chức theo bố cục không gian Châu Âu tạo ra hệ thống tuyến phố kiểu ô cờ đầu tiên ở Hà Nội và khu phố Tây cũng bắt đầu hình thành. Nhà cửa ở khu vực này ban đầu chưa phát triển nhiều và cũng chưa có đặc điểm gì rõ nét, tuy nhiên một số biệt thự lớn dành cho quan chức và thương gia người Pháp đã bắt đầu được xây dựng. Do đây là lớp người có quyền chức và giàu có nên một trong những phong cách kiến trúc cho ngôi nhà mà họ thích nhất chính là phong cách Tân cổ điển, một phong cách cổ suý cho tính chất hoành tráng của kiến trúc La Mã với tính đăng đối nghiêm ngặt, vẻ kỳ vĩ, sự uy nghi và những trang trí phần nào mang tính khoa trương.
|
Chi tiết »
|
|
|
Phong cách kiến trúc Đông Dương đầu tiên ở Hà Nội
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nước Pháp cho tiến hành Chương trình khai thác thuộc địa Đông Dương lần thứ 2 với quy mô gấp nhiều lần giai đoạn trước đó. Chương trình này đã dẫn tới sự biến đổi mạnh mẽ nền kinh tế và xã hội ở Hà Nội nói riêng và toàn cõi Đông Dương nói chung.
|
Chi tiết »
|
|
|
Không bảo vệ được các di tích, ngành khảo cổ sẽ chết
424 công trình nghiên cứu, khai quật khảo cổ đã được thực hiện trong năm 2009 - đó là con số vừa được Viện Khảo cổ học Việt Nam công bố tại Hội nghị báo cáo khảo cổ học thường niên lần thứ 44. Năm nay, tuy "được mùa" về cả số lượng di chỉ đã khai quật cũng như hàng loạt phát hiện có giá trị song ngành khảo cổ học nước nhà vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều nỗi lo và không ít vấn đề chưa được tháo gỡ.
|
Chi tiết »
|
|
Xác định vị trí thành Hà Nội
Cho đến nay chưa thực sự rõ thành Thăng Long-Hà Nội như thế nào để bảo tồn trong quá trình phát triển đô thị Hà Nội mà nguyên nhân căn bản là Thủ đô Hà Nội vẫn chưa xây dựng được một qui hoạch khảo cổ học…
|
Chi tiết »
|
|
Lần tìm lai lịch một đoạn thành cổ
Khi xem lại bốn tấm bản đồ thời Lê Hồng Đức còn lưu giữ tới tận ngày nay trong kho Hán Nôm của Viện Thông tin khoa học xã hội, tôi mới giật mình thấy rằng: Trải qua 500 năm, Hà Nội thay đổi nhều, nhưng có những cảnh vật và kiến trúc vẫn còn nguyên dáng hình xưa. Đó là sông Hồng, sông Đuống (tức sông Thiên Đức), vị trí một số đền, chùa…
|
Chi tiết »
|
|
|