Cổng Thông Tin
> 76 tuyến phố cổ
|
|
|
Phố Hàng Thiếc
Hàng Thiếc là một con phố cũ lâu đời, được lưu danh đến ngày nay cũng bởi nơi này khi xưa đã phát triển nghề đúc thiếc làm đồ gia dụng, chuyên nghề đúc thiếc làm lư hương, ấm pha trà, khay.
|
Chi tiết »
|
|
Phố Trần Nhật Duật
Phố Trần Nhật Duật dài hơn 800m; từ phố Hàng Đậu (đầu cầu Long Biên), đến phố Lương Ngọc Quyến, nối vào đường Trần Quang Khai, cùng chạy dọc cạnh đê sông Hồng. Cuối đường này, trước có cột đồng hồ ở nơi hội tụ đầu các phố Nguyễn Hữu Huân, Hàng Mắm (vốn là cửa ô Mỹ Lộc cũ), ra bến sông Hồng - có tên dân gian là bến Cầu Cháy, có đò ngang qua sông. Sau thành bến tàu thủy thời Pháp thuộc.
|
Chi tiết »
|
|
Phố Hàng Nón
Phố Hàng Nón dài 216m, từ Hàng Quạt đến phố Đường Thành. Đoạn cuối là phố Hàng Nón cũ, bán các loại nón thời cổ rộng vành, có loại đường kính đến 1m, nặng, cồng kềnh, khi đội phải buộc quai chặt vào cằm.
|
Chi tiết »
|
|
Phố Hàng Điếu
Hàng Điếu là phố chạy dọc theo hướng Bắc-Nam, từ phố Hàng Gà đến phố Đường Thành. Cứ như tên gọi là ngày trước hẳn đây là dãy phố bán các loại điếu hút thuốc lào, có thể là đủ loại: điếu cày, điếu bát, điếu ống.
|
Chi tiết »
|
|
Phố Nguyễn Quang Bích
Trước năm 1964 phố Phạm Phú Thứ gồm cả hai phố Nguyễn Quang Bích và Hội Tin Lành bây giờ. Phố Phạm Phú Thứ trước kia dài gần hai trăm mét, và phố Nguyễn Quang Bích ngày nay chỉ có một trăm hai mười mét.
|
Chi tiết »
|
|
Ngõ Trạm
Phố Ngõ Trạm dài 228m, đi từ phố Đường Thành đến phố Phùng Hưng, thuộc phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Yên Trung Hạ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là tổng Vĩnh Xương) huyện Thọ Xương cũ.
|
Chi tiết »
|
|
Phố Đường Thành
Phố Đường thành dài ngót nửa cây số, nối phố Cửa Đông chỗ cổng Chính Đông cũ với phố Hàng Bông. Như vậy đoạn đầu phố phía bắc là chỗ hào và dương mã thành (tường thành phụ bên ngoài) mới bị san bằng năm 1896, còn đoạn gần Hàng Bông là đất của thôn cũ Kim Cổ. Đó là một đường phố có sẵn từ xưa, được mở mang rộng, có đủ vỉa hè, cống thoát nước ngay từ những năm cuối thế kỷ 19.
|
Chi tiết »
|
|
Phố Hàng Bè
Hàng Bè là một khúc của con đê cũ, khi dòng chảy còn ở sát chân đê, các bè gỗ nứa lá song mây, những vật liệu làm nhà từ miền ngược trở về áp vào đây bán. Do đó khúc đê này có tên là Hàng Bè, chợ trên đê là chợ Hàng Bè.
|
Chi tiết »
|
|
Phố Hàng Mành
Khu phố cổ Hà Nội được tạo nên bởi những con phố hàng, phố nghề đông đúc. Phố Hàng Mành cũng vậy, con phố nhỏ bé này dài 150 mét thuộc phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm.
|
Chi tiết »
|
|
Phố Hàng Cá
Trại Tiên Ngư trên bờ sông Tô Lịch có từ đời xa xưa; trại đó ở vào giữa khoảng một bên là phường Đông Hà, một bên là phường Vĩnh Thái; dân trị Tiên Ngư làm nghề đánh cá và bán cá. Trại tiên ngư sau có tên là thôn Đông Thuận. Đình thôn Đông Thuận (nay là số nhà 27 Hàng Cá), tên thông thường là đình Hàng Cá, thờ Lý Tiến một vị tướng thời Hùng Vương có công đánh giặc xâm lược phương Bắc.
|
Chi tiết »
|
|
Phố Hàng Rươi
Hàng Rươi là một phố ngắn một trăm mét, sát lưng với phố Hàng Lược trên bờ phía tây sông Tô Lịch, thuộc đát thôn Yên Phú
|
Chi tiết »
|
|
Phố Hàng Chĩnh
Phố Hàng Chĩnh là con đường từ bên trong ra bờ sông qua cửa ô Quan Trưởng. Phố Hàng Chĩnh là phố ngắn, dọc phố đo được một trăm bốn mươi mét.
|
Chi tiết »
|
|
Phố Lương Ngọc Quyến
Đoạn đầu phố Lương Ngọc Quyến ngày nay tên thời thuộc Pháp là phố Nguyễn Khuyến, đi từ Hàng Giấy đến ngã tư Tạ Hiện nằm trong khu tứ giác Hàng Buồm - Hàng Giầy - Tạ Hiện, thuộc đất phường Hà Khẩu, đồng thời mang tính chất chung của khu vực cửa hàng ăn uống của Hà Nội.
|
Chi tiết »
|
|
Phố Hàng Gà
Hàng Gà là một phố thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phố dài 228m, đi từ phố Hàng Mã tới phố Bát Đàn.Phố này được xây dựng trên nền đất xưa thuộc thôn Tân Lập - Tân Khai, tổng Tiền Túc (sau đổi là Tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương. Hiện nay đình của thôn Tân Khai ở số nhà 44 Hàng Vải. Còn chùa của thôn Tân Khai ở số nhà 16A Hàng Gà, dân chúng vẫn quen là chùa Thái Can, được xây năm 1822.
|
Chi tiết »
|
|
Phố Nhà Hỏa
Nối từ ngã năm Hàng Gà - Hàng Phèn - Cửa Đông đến góc phố Đường Thành - Bát Đàn.Phố này chạy dọc theo dãy hào bảo vệ cửa Chính Đông của thành Thăng Long xưa. Nguyên là đất thôn Yên Nội. Thôn này có ngôi đền Nhà Hỏa thờ Hỏa Thần, nay là số 30 Hàng Điếu nên cũng được gọi là thôn Nhà Hỏa. Do đó mà thành tên. Thời Pháp thuộc, đây là phố Phe-sa-men (rue Feitshamel). Sau Cách Mạng đã đổi ra tên hiện nay.
|
Chi tiết »
|
|
Phố Phùng Hưng
Phố Orleans (Phùng Hưng) dài 1.250 mét, đi từ bắc xuống nam theo vết tường thành và con hào phía đông thành trì Hà Nội cũ; tưòng thành đã bị phá và hào bị lấp năm 1896 - 1897. Khi làm đường xe lửa thì cầu dẫn xe lửa được xây trên nền tường thành cũ và phố Orleans (Phùng Hưng) là chỗ con hào đã bị lấp bằng. Phần đất làm nền bên phía đông dãy số lẻ là đất thôn Tân Khai cũ.
|
Chi tiết »
|
|
Phố Hàng Chai
Hàng Chai trước kia là đất thôn Tân khai nằm bên bờ tây sôngTô Lịch (đoạn này sông Tô gần trùng với phố Hàng Lược ngày nay). Thôn này thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ.
|
Chi tiết »
|
|
Phố Hàng Lược
Phố Hàng Lược nguyên là đất thôn Phủ Từ và thôn Vĩnh Trù, Tổng Hậu Phúc, huyện Thọ Xương. Từ thời nhà Lê, nơi đây tập trung nhiều nhà sản xuất lược chải đầu nên có tên phố Hàng Lược.
|
Chi tiết »
|
|
Phố Chả Cá
Trước được gọi là phố Hàng Sơn, Phố Hàng Sơn ban đầu là một ngõ hẹp; trước năm 1910 đường phố đó vẫn chỉ là một lối đi vừa một chiếc xe tay, bên cạnh đầu ngõ lại là một cái cống nhỏ choán cả lối ra vào.Lý do phố Hàng Sơn được đổi tên là phố Chả Cá là do trong phố có người họ Đoàn (gia đình bà Trưởng Mền, con là Cả Hy) có tài làm món đặc sản là chả cá nướng. Cửa hàng đó có từ lâu năm, được nhiều người tìm đến thưởng thức món cá nướng.
|
Chi tiết »
|
|
Phố Hàng Đào
Hàng Đào vẫn được coi là phố chính của Hà Nội. Phố Hàng Đào là nơi buôn bán lụa là vóc nhiễu với nhiều màu sắc đẹp đẽ, và người Hàng Đào vẫn được tiếng là người thanh lịch, con người của “kinh kỳ” kiểu cách đến thành cầu kỳ hào nhoáng.
|
Chi tiết »
|
|
|