Cổng Thông Tin
|
|
|
Thông báo
Vừa qua do sự cố kỹ thuật hosting bên FPT đã xóa gần hết dữ liệu 36phophuong.vn từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 6 năm 2019 và mất quyền kiểm soát đến nay mới lấy lại được, đây là một sự cố nghiêm trọng đối với chúng tôi sau hơn 8 năm làm việc nghiêm túc đối với những chuyên đề Hà Nội Học. Với mong muốn khôi phục lại dữ liệu và hoàn thiện hơn nên mong các bạn yêu thích trang này theo dõi và ủng hộ một phụ trang vtc2.vn và 36pho.com nhằm làm thực chất hơn khu phố thương mại - Khu phố cổ Hà Nội.
|
Chi tiết »
|
|
|
|
Phố Lãn Ông
Nghề thuốc ở con phố này đã cha truyền con nối từ bao đời nay. Ngày xưa, chính những người Trung Hoa đã tới Thăng Long qua những đợt di dân và hành nghề tại con phố này. Về sau, dân cư ở các tỉnh miền quê của Việt Nam cũng đã tới con phố này buôn bán các loại thuốc. Ngày nay, con cháu của họ vẫn phát huy truyền thống cha ông, bốc thuốc cứu người. Đa phần không qua trường lớp đào tạo nên nghề bốc thuốc, bắt mạch thường lấy bí kíp gia truyền của gia đình làm cốt yếu.
|
Chi tiết »
|
|
Hàng Bạc - còn đó tinh hoa phố nghề
Kinh thành Thăng Long xưa vốn nổi tiếng với các phố Hàng - phố nghề. Người dân từ khắp nơi đổ về đây tụ cư, lập nghiệp, để rồi hình thành nên những khu phố chuyên sản xuất, cung cấp các mặt hàng đặc trưng. Phố Hàng Bạc ra đời gắn với nghề chế tác, đúc và đổi bạc. Bên cạnh những dấu ấn của một phố nghề truyền thống xưa, phố Hàng Bạc (quận Hoàn Kiếm) nay còn được biết đến như một tuyến phố du lịch sầm uất...
|
Chi tiết »
|
|
Phố Hàng Cuốc
Ngày xưa phố này gồm hai đoạn. Đoạn phía đông có tên Hàng Vải Thâm; phần còn lại có tên Hàng Cuốc. Gọi là Hàng Vải Thâm nhưng tại đây lại bán các thứ vải tấm, tức là vải khổ nhỏ do khung cửi cổ truyền ở Kẻ Bưởi dệt ra, chỉ rộng độ hai gang tay. Có lẽ thêm chữ Thâm là vì ở đó bán nhiều vải nhuộm củ nâu và cũng để phân biệt với phố Hàng Vải cạnh đấy chuyên bán vải trắng (nay đã nhập vào phố Thuốc Bắc).
|
Chi tiết »
|
|
Các giá trị của phố cổ Hà Nội -bài 2
Với một diện tích khoảng 100ha, nhưng đã tích tụ rất nhiều những yếu tố kinh tế, xã hội, tập quán, truyền thống...nhưng nổi bật hơn cả là các yếu tố, những vẻ đẹp vừa rất giản dị, mộc mạc, vừa rất đặc thù về bản sắc của một dân tộc có nền văn hoá, kiến trúc, tâm linh...rất riêng thông qua một không gian tổng thể với cái tên rất ẩn tượng: “Khu Phố cổ Hà nội”.
|
Chi tiết »
|
|
Các giá trị của phố cổ Hà Nội - bài 1
Khu 36 phố phường xưa nổi tiếng là đất “ngàn năm văn vật”; “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến”, với nhiều hoạt động sôi nổi cả ngày lẫn đêm; “dập dìu tài tử giai nhân, ngựa xe như nước, áo quần như nêm”. Nơi đây, không chỉ đã từng là một trung tâm kinh tế mà còn là một trung tâm văn hoá đa dạng; văn hoá ẩm thực phong phú với nhiều tiệm cao lâu nổi tiếng của người Hoa, tiệm ăn của người Việt... Sau này là các hoạt động biểu diễn của các đoàn Quảng Lạc, Chuông Vàng, Kim Chung, Kim Phụng, hoạt động sôi nổi của các rạp chiếu phimv.v.
|
Chi tiết »
|
|
Tên đường phố theo dòng lịch sử
Trong từ điển tiếng Việt "phố" nguyên nghĩa là một nơi bán hàng. Nhiều nơi bán hàng hợp thành một dãy ở hai bên đường cũng được gọi chung là một phố. Khó có thể nói phố xuất hiện chính xác vào thời gian cụ thể nào ở Hà Nội. Nhưng phố có liên hệ mật thiết với phường vì phường nghề, phường thợ chính là nơi tạo ra sản phẩm cho "phố" trao đổi, mua bán.
|
Chi tiết »
|
|
Tên phố và công viên Hà Nội trước năm 1954
Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), tháng 4 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim thành lập. Ngày 20/7/1945, Nhật giao lại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng cho người Việt quản lý về mặt hành chính. Bác sĩ Trần Văn Lai được mời làm Đốc Lý Hà Nội. Ông đã làm được hai việc chính: 1. các giấy tờ, sổ sách tại tòa đốc lý Hà Nội được dùng tiếng Việt để ghi chép, 2. Đổi lại các tên đường phố và công viên tại Hà Nội.
|
Chi tiết »
|
|
Có 36 phố phường ở Hà Nội không?
Người bảo là "Không ! Làm gì có", người lại bảo "chắc là có". Câu trả lời còn đang bỏ ngỏ.
Tỉnh Hà Nội thành lập năm Minh Mạng thứ 12 (1831), gồm 12 huyện trong đó có hai huyện: Thọ Xương và Vĩnh Thuận, xưa là huyện Quảng Đức, thuộc phủ Hoài Đức, xưa là phủ Phụng Thiên (thuộc đất Kinh Thành Thăng Long thời Lê). 36 phố phường Hà Nội đều nằm trong khuôn viên hai huyện này.
Đến ngày 1-10-1888, Đồng Khánh ký nhượng đất hai huyện trên cho thuộc quyền sở hữu của người Pháp thì tỉnh Hà Nội chấm dứt. Sau đó ít lâu, năm huyện tách ra lập thành tỉnh Hà Nam, tám huyện lập thành tỉnh Hà Đông. Ngày 1-10-1888 là thời hạn cuối cùng cho việc tìm 36 phố phường Hà Nội xưa, khi còn thuộc tỉnh Hà Nội.
|
Chi tiết »
|
|
|
Khu phố cổ Hà Nội
Khu Phố cổ Hoàn Kiếm là nơi hội tụ 36 phố phường có bề dày gần một ngàn năm lịch sử của một khu đô thị buôn bán sầm uất.
|
Chi tiết »
|
|
Phố Lương Văn Can
Mỗi một góc phố, một ngõ nhỏ trong lòng Hà Nội đều mang tên các vị vua anh minh, tướng tài, các vĩ nhân, danh nhân, hiền triết... Và Hà Nội đã có một con phố mang tên một nhà nho yêu nước - phố Lương Văn Can với chiều dài 300m, từ phố Hàng Bồ đến phố Lê Thái Tổ, cắt ngang qua phố Hàng Gai.
|
Chi tiết »
|
|
Phố Tố Tịch
Tố Tịch theo nghĩa chữ là chiếu trắng. Không rõ nguyên do sao lại có địa danh này, vì ở đây không có dấu vết gì về nghề làm chiếu và bán chiếu cả. Hoặc giả xưa kia ở chân khúc đê cũ cạnh bờ sông đă có thời từng là nơi buôn bán chiếu chăng ?
|
Chi tiết »
|
|
Phố Hàng Gai
Phố Hàng Gai nằm ở thôn Cổ Vũ xưa. Nó là một đoạn của con đường đi từ Bờ Hồ đến Cửa Nam qua Hàng Bông
|
Chi tiết »
|
|
Phố Hàng Tre
Phố Hàng Tre cuối thế kỷ 19 có tên là phố Hàng Cau vì nơi đây tập trung buôn bán cau tươi, cau khô chở bằng thuyền từ các nơi về, sau có những công trình xây dựng lớn bên Bờ Sông, những người buôn bán cau chuyển hoạt đọng về Hàng Bè.
|
Chi tiết »
|
|
Phố Hàng Muối
Hàng Muối là một phố nhỏ, hẹp vào giữa hai đường phố lớn, một bên là phố Bờ Sông ( Trần Quang Khải) một bên là phố Bắc Ninh ( nay là Nguyễn Hữu Huân). Đó là một đường phố chiều dài không quá một trăm mét, lòng đường cũng không rộng. Phố này vốn vắng vẻ, không có cửa hàng buôn bán và ít xe cộ qua lại.
|
Chi tiết »
|
|
Phố Yên Thái
Như một con ngõ dài 140m; từ phố Hàng Mành đến phố đường Thành. Thuộc đất thôn Yên Thái, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương cũ. Nơi có Tú Đình Thị (đình chợ Thêu) ở số 2A, thờ tổ nghề thêu và là nơi bán hàng thêu trước đây, nay thuộc phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, thời Pháp thuộc gọi là ngõ Yên Thái (ruelle Yên Thái)
|
Chi tiết »
|
|
Phố Gia Ngư
Tên Gia Ngư gốc ở tên gọi thông thường của Làng Cá, một làng bên bờ hồ Thái Cực, sống về nghề chài lưới, gần hồ gần chợ nên dân làng đánh bắt cá và nộp thuế cho triều đình nhà Nguyễn ( những năm Minh Mạng) làm lại sổ đinh điền đã Háng Hoá những tên nôm cũ các thôn xã vì thế tên nôm Làng Cá thành tên chữ nho Gia Ngư.
|
Chi tiết »
|
|
|
Cổng Thông Tin , ,36phophuong.vn, 1
|
|
|